Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Tóm tắt hành trình chữ Việt :


* Theo truyền thuyết, từ xa xưa,
người Việt cổ đã có chữ viết riêng (Chữ Khoa đẩu)
mà sử Trung Quốc mô tả như là "nòng nọc đang bơi".
* Sau đó, khoảng thế kỷ I trước Công nguyên,
người Việt dùng chữ Hán để ghi chép.
* Vì chữ Hán cũng không thể diễn đạt hết lời ăn tiếng nói
cùng suy nghĩ và tình cảm của người Việt,
nên chữ Nôm ra đời,
đây là loại văn tự xây dựng trên cơ sở dùng đường nét của chữ Hán
để ghi chép từ Việt và tiếng Việt.
Cứ xem "Truyện Kiều" của cụ Nguyễn Du
thì thấy chữ Nôm hơn hẳn chữ Hán như thế nào !
... Giọt riêng tầm tã tuôn mưa,
Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình...
... Người mà đến thế thì thôi,
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi...
Đọc lên thì nghe hay như vậy, nhưng khi phải viết ra
bằng chữ Nôm thì.......
(may quá, không có cái keyboard nào có chữ Nôm cả !)
* Đến thế kỷ 17, 1 số linh mục dòng Tên người châu Âu
đã sử dụng ký tự Latin (a,b,c,.....) để chế tác ra chữ Quốc ngữ,
một thứ chữ viết đơn giản để thể hiện tiếng nói của người Việt,
1 thứ tài sản vô giá mà nhiều dân tộc trên thế giới mơ ước có được !
Nếu không cẩn thận, ta sẽ biến nó thành 1 thứ hổ lốn
không chấp nhận được, hãy đọc tựa 1 cuốn film :

" Iêu anh ! Em zám hôk ?

Thua !

Đây là tựa film tôi đọc được trên báo CAtp.HCM,
không biết ai đã cấp phép cho tựa film này...

40 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân tộc Việt ( cộng đồng dân cư sống trên bán dảo hình chữa S này) muôn đời biết ơn Linh mục ( Bá Đa Lộc.)Phải xây rượng đài ghi công các giáo sĩ đến từ Bồ,Pháp, và nhất là ông này.

      Không thì chúng ta còn mù chữ hết


      "Iêu anh ! Em zám hôk ?"Cái kiểu này , kho bọn trẻ lớn nó sẽ tự bỏ thôi!

      Xóa
    2. "Không thì chúng ta còn mù chữ hết"
      !?!?!?!???????????????????!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

      Xóa
  2. Dân tộc Việt ( cộng đồng dân cư sống trên bán dảo hình chữa S này) muôn đời biết ơn Linh mục Alexan Derob ( Bá Đa Lộc); phải xây rượng đài ghi công các giáo sĩ đến từ Bầo.Pháp, và nhất là ông này.
    Không thì chúng ta còn mù chữ ráo


    "Iêu anh ! Em zám hôk ?"
    Cái kiểu này , khi bọn trẻ lớn nó sẽ tự bỏ thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. No! This is't True!
      Phải biết ơn hai Đức Cha người Bồ là Gaspar de Amaral và Antonio Barbosa, hai ông này đã tạo ra hai quyển từ điển Việt-Bồ và Bồ-Việt trong đó chữ Việt được La tinh hóa đầu tiên. Alexandre de Rhode (Bá đa Lộc) chỉ là người thêm tiếng Latin vào hai quyển tử điển này để cho ra Việt-Bồ-La như lời Rhode đã thừa nhận. Nếu không phải hai ông Bồ (tiếng Bồ viết sao đọc vậy)mà là hai ông Pháp Lăng Sa hay hai ông Ăng văn Lê khởi xướng tiếng Việt La tinh hóa thì người Việt mình hẳn sẽ mệt muôn đời vì cái tai nạn "một chữ đọc theo nhiều âm" và "một âm được biểu hiện bằng nhiều chữ". Cho nên phải hô:
      HAI ÔNG ĐỨC CHA NGƯỜI BỒ MUÔN NĂM
      (tiếc là hai ông này mất sớm, công trình của họ rơi vào tay A. de Rhode nên người ta cứ tường Rhode là người sáng tạo ra chữ Việt Latin hóa).

      Xóa
    2. HI... Em cứ tường của ông Alexan de rhode đấy , Ai em cũng cám ơn... tất tất cho ta thoát khỏi cái kiểu ngày xưa...lấy chữa HÁN chế thành CHỮ NÔM , phức taph hêm. Em quên gần hết chữ nôm đã học... hihi

      Xóa
  3. "...một thứ chữ viết đơn giản để thể hiện tiếng nói của người Việt,
    1 thứ tài sản vô giá mà nhiều dân tộc trên thế giới mơ ước có được !
    Nếu không cẩn thận, ta sẽ biến nó thành 1 thứ hổ lốn"
    ...
    Bạn nói chính xác, chúng ta cần giữ gìn tiếng Việt cho trong sáng, không để cho một số người xuyên tạc như hiện nay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỗi lần giở quyển Tộc phả của dòng họ Trần Lý
      là tội lại rùng mình vì nó được viết bằng chữ Nôm,
      nếu giờ này mà phải gõ bài bằng.....chữ Nôm thì....
      Tôi có xem 1 số văn bản bằng chữ Tàu, Thái, Cambodia, Lào....
      thì thấy mình vẫn còn may mắn lắm !
      Chúc vui.

      Xóa
  4. Đầu năm đến thăm blog của bạn. Chúc bạn và gia đình mọi điều may mắn.
    Đã viết rất dài để trao dổi nhiều vấn đề về chữ & tiếng Việt mà máy trục trặc không đăng được. Thôi để khi khác vậy.
    Cái câu "đã sử dụng ký tự Latin (a,b,c,.....) để chế tác ra chữ Quốc ngữ,
    một thứ chữ viết đơn giản để thể hiện tiếng nói của người Việt,
    1 thứ tài sản vô giá mà nhiều dân tộc trên thế giới mơ ước có được !"
    rất chi là... tối nghĩa do kiểu hành văn của tiếng Việt. Người ta sẽ có thể hiểu là
    -ký tự Latin (a,b,c,.....)là ... tài sản vô giá;
    -chữ Quốc ngữ ..... tài sản vô giá;
    -tiếng nói của người Việt,.... tài sản vô giá;
    Cho nên định khen thì khen vừa vừa thôi. Tôi thầy tiếng Việt có nhiều điểm rất không chính xác cần cải cách nhiều nhiều mới trở thành một ngôn ngữ ... văn minh được.
    Xin lỗi vì đã lạm bàn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu bạn để ý kỹ các dấu (,) và dấu (.) câu
      thì sẽ thấy ý nghĩa rõ ràng. Tô đã xem kỹ lại
      coi có nên sửa câu chữ lại không thì thấy......
      không sửa được vì đã rõ ràng, dễ hiểu rồi,
      rất mong được xem dẫn chứng của bạn về thứ tiếng
      mà cụ PD phải thốt lên : "Tôi yêu tiếng nước tôi......"
      Chúc vui.

      Xóa
    2. "đã sử dụng ký tự Latin (a,b,c,.....) để chế tác ra chữ Quốc ngữ,
      một thứ chữ viết đơn giản để thể hiện tiếng nói của người Việt,
      1 thứ tài sản vô giá mà nhiều dân tộc trên thế giới mơ ước có được !"
      Theo tôi đây là một câu phúc hợp nhưng rõ nghĩa không như bạn Noilieuhaha đánh giá là tối nghĩa. Nhưng không hiểu tại sao tác giả lại xuống dòng sau dấu(,), ta thử nhé:
      "đã sử dụng ký tự Latin (a,b,c,.....) để chế tác ra chữ Quốc ngữ, một thứ chữ viết đơn giản để thể hiện tiếng nói của người Việt, 1 thứ tài sản vô giá mà nhiều dân tộc trên thế giới mơ ước có được !". Hãy đọc đúng với cách đọc văn phạm Viết thì rất dễ hiểu và hiểu đúng chứ sao.
      Ở đây có một sai phạm nhỏ là: Trong văn không nêm viết số (1 thứ tài sản...)Các thày giáo tôi ngày xưa dạy vậy.
      Gọi là có đôi lời bộc bệch chen ngang - mong được thông cảm.

      Xóa
    3. Thanks đã quan tâm,
      Điều bạn viết là chính xác,
      đó là cách gõ cho gọn, nhanh,
      chứ khi viết trên giấy thì phải khác !
      Chúc vui.

      Xóa
  5. rât chí lý tieng Việt là 1 thứ tài sản vô giá mà nhiều dân tộc trên thế giới mơ ước có được !Nó còn biễu hiện cả một sự can trươǹg dộc lập kgg khuất phục ngoại bang.Lịch sứ dã chứng minh tiếng việt dược hình thành va taọ thành từ những ngày den tối cuả nền dô hộ Tàu va thực dan Phap.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân ta, tuy khổ nhiều vì bị thống trị
      lâu dài, nhưng may mà còn có chữ quốc ngữ,
      "Tiếng Việt còn, nước ta còn",
      hiện nay, 1 số người Việt.....không nói tiếng Việt,
      viết sai tiếng Việt....khi Quốc gia gặp nguy phải động
      viên họ vào quân đội thì ai sẽ huấn luyện họ đây ?
      "cư an tư nguy" là điều mà ai cũng phải nhớ nằm lòng,
      chúc vui.

      Xóa
  6. mình cũng dị ứng với ôột số từ ngữ viết trên mạng nhưng không dám nói ra sợ người sử dụng buồn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu ta không cẩn thận thì,
      có khi thế hệ sau sẽ viết
      tiếng Việt lai....tiếng Tàu !
      Chúc vui.

      Xóa
    2. Biết sao được chú. ngay cả phụ huynh bây giờ cũng chỉ chú trọng con em học tiếng Anh, bắt học từ nhỏ, chỉ mong con lớn có công việc tốt, lương cao. Chứ rất hiếm phụ huynh giạy con học tốt tiếng việt, cùng lắm chỉ là đi học luyện chữ đẹp.

      Còn giáo viên môn tiếng việt thì không được "cao quý" bằng, không giạy thêm được như Toán Lý Hóa Anh, cùng lắm lên cấp 3 thì giáo viên giạy văn mới dễ "kiếm cơm".

      Còn giới trẻ, đã không có ý thức đã đành, chứ người lớn có mấy người khi nói phải dùng đúng ngữ pháp, phát âm chuẩn, rồi nói kiểu hỗn láo, cộc lốc,...

      Vậy đấy .....

      Xóa
    3. "Tiên học lễ, hậu học văn" nay được
      sửa thành "Tiên học......phí......."
      nên cứ loạn cả lên, nhiều lúc, tôi
      cứ nghĩ lẩn thẩn : tại sao chính phủ
      không miễn học phí hoàn toàn cho hs cấp 1,
      lương gv cả 3 cấp đều bằng nhau và chỉ
      trả thêm phụ cấp cho các văn bằng mà gv
      có để khuyến khích họ học thêm ?
      Đúng là lẩn thẩn rồi, Bộ GD và ĐT có đến
      bao nhiêu cái đầu cơ mà !
      Chúc vui.

      Xóa
  7. yêu anh em không dám...dơ tay thua...dzìa

    Trả lờiXóa
  8. Hy vọng Tiếng Việt của chúng ta mãi mãi giữ được trong sáng, đừng pha trộn lung tung như 1 số người trẻ bây giờ nói và viết anh nhỉ, Đôi lúc không hiểu nổi chúng đang sử dụng tiếng nước nào ( nhất là viết). Chúc cuối tuần thật ấm áp...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một phần là lỗi của Bộ GD,
      nói nhiều mà không thấy làm gì,
      hiện nay vẫn dạy a, bờ, cờ
      mà phát âm là a, bê, xê
      lại còn chấp nhận 2 cách viết chính tả
      nên loạn lên hết......................

      Xóa
  9. xin lỗi nếu như tôi biết thì đền thờ TRAN LÝ TỘC PHẢ ở đường CMT8

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở đường CMT8 tp. HCM có đền thờ
      Lý triều quốc sư để thờ vài vị thiền sư
      đời nhà Lý, còn nhà thờ họ Trần Lý
      được đặt ở Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam.
      Chúc cuối tuần vui.

      Xóa
  10. Thật buồn cho một số người Việt không biết trân trọng vốn quý của dân tộc.
    Rất cám ơn HOANG Trần Đình đã đăng bài này cho mọi người chiêm nghiệm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Điều này rất cần sự chung sức
      của mọi người, Bộ GD, Bộ VHTT,
      Chúc 1 tuần vui.

      Xóa
  11. Ở Hà Nội -phố Hàn Thuyên (chữ nôm) thì vẫn còn -còn phố A. de Rhode thì bị đổi mất rồi -cuối cùng thì chx Quốc ngữ của ta chẳng tôn vinh ai hết -

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ do phát âm chữ RHODE không được
      nên đành bỏ cụ vào kho vậy !
      Tôi rất bực mình khi nghe người ta
      phát âm chữ R thành DZ, đâu có khó khăn
      gì nhưng họ......không chịu sửa !
      Chúc cuối tuần vui.

      Xóa
  12. TC ngồi đọc tất cả các lời bình của bài này. TC nghĩ rằng: Tất cả mọi thứ đều có hai mặt... Khi nghiên cứu nhiều loại ngôn ngữ khác nhau thì mới thấy được ưu, khuyết của Tiếng Việt... Chữ viết của Việt Nam ta hiện nay được coi là một trong những chữ viết hiện đại nhất. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số qui tắc, mà chưa giản đơn hết.VD: chữ ng và ngh; g và gh; c và k...vv Còn ngôn ngữ Việt, khi nhìn một cách thật khách quan thì ngôn ngữ chưa được xếp vào loại ngôn ngữ hiện đại... VD: Người Việt sẵn sàng nói: " Cô kia xấu thế" mà không nói: "Cô kia không đẹp lắm!"... Thực lòng khi đọc các lời bình của các Nhà ngôn ngữ khen Tiếng Việt thế này, thế kia TC chả biết bình luận thế nào... Riêng cách viết chữ của thế hệ trẻ ngày nay, TC không đồng ý, vì nhiều lý do khác nhau. Còn tên film mà đề như vậy thì theo TC nên giải tán Bộ TT - VH - TT và DL đi được rồi! Tại sao họ lại kiểm duyệt cho một tác phẩm như vậy?
    Lâu rồi, TC mới qua bên Blogspot và ghé thăm chủ nhân. Có gì không phải rất mong chủ nhân lượng thứ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin cám ơn ý kiến của bạn,
      thử....dịch 1 câu ca dao của ta
      sang tiếng Anh, Pháp............
      thì sẽ thấy được ưu, nhược điểm
      của 1 ngôn ngữ, điều may mắn của ta
      ở đây là chữ viết, nếu bây giờ 1 blogger
      sáng tác xong 1 bài thơ và gõ..........
      bằng chữ Nôm thì.........bất tiện quá !
      Ngôn ngữ cũng như luân lý, đạo đức......
      đều do con người đặt ra, vì vậy, ta chỉ
      cần làm cho nó phong phú thêm chứ không nên
      hủy hoại nó. VN là 1 quốc gia thống nhất
      mà có đến 2 cách ráp vần và 2 cách viết
      chính tả thì thật là không hiểu nổi !
      Chúc cuối tuần vui.

      Xóa
  13. tôi coppy vài dòng ở wikipedia:
    Chữ Quốc ngữ được phổ biến sâu rộng và định chế vào khoảng thế kỷ 19 và 20 nhưng đã xuất hiện phôi thai từ lâu vào khoảng thế kỷ 16 khi các giáo sĩ Tây phương đầu tiên đến Việt Nam và giao tiếp với người Việt rồi vì nhu cầu học hỏi ngôn ngữ Việt (lúc đó còn dùng chữ Hán và chữ Nôm) để giao tiếp với người bản xứ mà bắt đầu ghi lại bằng cách phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ La tinh. Trước tiên là giáo sĩ Bồ Đào Nha dòng Phanxicô; kế đến là giáo sĩ Tây Ban Nha dòng Đa Minh[3] rồi dòng Tên. Sang thế kỷ 17 thì số văn tịch ghi lại dấu vết loại chữ này càng nhiều, kèm theo những biến đổi hoàn chỉnh với ký hiệu thanh giọng thêm chính xác. Tên tuổi những giáo sĩ đã tiên phong góp công trong việc hoàn chỉnh lối chữ này gồm có Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Francisco de Pina.[4]
    Giáo sĩ Đắc Lộ (tức Alexandre de Rhodes) người Pháp được coi là người có công nhiều trong việc định chế chữ quốc ngữ qua cuốn tự điển phiên âm Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum mà ông soạn và in ra năm 1651. Tuy là người Pháp nhưng ông lại dùng tiếng Bồ Đào Nha trong cuốn tự điển cùng những đóng góp của tiếng Ý và tiếng Pháp. Soạn giả còn ghi rõ ông mượn dấu sắc, huyền, ngã từ tiếng Cổ Hy Lạp mà vẫn không đủ nên phải thêm iota subscriptum (dấu nặng) và dấu hỏi để biểu lộ thanh giọng của tiếng Việt
    các bạn vào đó xem sẽ rõ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thanks,
      dân ta may mắn có được thứ chữ viết
      vừa đơn giản lại rất dễ học,
      chỉ cần độ 4 tuần là 1 người có thể
      ráp vần được rồi. Một số người có lẽ cho rằng
      nó không "sang trọng" nên đã "chế" ra đủ kiểu
      viết khác, vì phải đọc nó mỗi ngày nên bây giờ,
      thỉnh thoảng, tôi cũng gõ........sai tiếng Việt !
      Thường thì người ta ít khi quý trọng cái mà mình
      đang có, chỉ đến khi nó......mất đi mới..........
      rên rỉ !
      Chúc vui.

      Xóa
  14. BẠN ƠI THẦY GIÁO ĐỖ XUYỀN VỪA CÔNG BỐ CHỮ VIỆT CỔ CÁCH NGÀY NAY 2300 NĂM TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐÃ ĐƯỢC GIẢI MÃ VÀ TỔ CHỨC UNETCO VIỆT NAM CÔNG NHẬN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn đã báo tin,
      tôi sẽ tìm đọc tư liệu này,
      và....thanks cả UNESCO !

      Xóa
  15. Các bạn bàn ngôn ngữ Việt trên cả hai phương diện:nhu cầu và lòng tự tôn dân tộc.Cùng với mối quan tâm đến sự duy trì bảo vệ trong sáng Tiếng Việt,phong phú hóa nhằm đáp ứng cuộc sống phát triển.Quỳnh hoàn toàn nhất trí.Thực tế vẫn còn đó những băn khoăn,nhất là chưa chuẩn hóa được ngôn ngữ phổ thông.
    *Sao lại là Trần Lý tộc phả,bởi Quỳnh là họ Lý?Quan hệ thế nào?Họ Lý có gốc Việt ở miền Nam rất ít.....Chúc bạn vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mời bạn xem các bài
      " Đi tìm nguồn gốc họ Trần Lý "
      trong mục Tạp văn, biết đâu ta lại
      cùng họ ?
      Chúc cuối tuần vui.

      Xóa
  16. Thăm huynh và ...tiếp tục nghe bạn bè bàn luận Chúc vui khỏe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất mong có thêm nhiều sáng kiến
      để tiếng Việt ngày càng đẹp hơn,
      dân ta đã chịu nhiều thiệt thòi quá rồi !
      Chúc vui.

      Xóa
  17. sang tham ban. di dau lau vang bong vay.
    chuc ban vui khoe nhe.

    Trả lờiXóa