Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Thư gởi bác Phúc Lai :


*** Gởi bác Phúc Lai, Vietnamnet !
Bác đã viết :........Đề xuất ‘Giáo dục’ thành ‘Záo zụk’: Chửi rủa giúp tiếng Việt ‘đẹp’ hơn?........Việc đánh giá chính xác những ưu – nhược điểm của nghiên cứu có lẽ sẽ cần đến các nhà chuyên môn...........PGS – TS Bùi Hiền có lý khi cho rằng một số khía cạnh của cách biểu đạt hiện nay làm mất khá nhiều thời gian. Từ góc độ người viết thì đúng vậy. Đơn cử, riêng chữ “gi” (giê-i) và “d” (dê đê) rất nhiều trường hợp phải tra từ điển nếu không muốn bị lỗi chính tả. Còn rất nhiều ví dụ khác nữa, điều đó cho thấy việc cải tiến phương pháp biểu đạt vẫn dùng chữ quốc ngữ, thực sự là một nhu cầu có thật..........Đề xuất của vị PGS.TS có thể nó chưa hoàn thiện, chưa đúng đắn… nhưng không đáng bị đối xử như vậy. Cứ cho là nó kém cỏi thật đi, nhưng nếu chúng ta cứ đối xử với nó một cách thiếu văn hóa, thì liệu nền văn hóa của toàn dân tộc có cao lên được chăng? Và với sự thắng thế của kiểu ngôn ngữ mạng hiện nay, bạn nghĩ tiếng Việt sẽ được “cải tiến” đến đâu?
* Bác PL ạ, tiếng Việt, theo tôi, đã đủ đẹp rồi, không cần đến các nhà chuyên môn cũng biết cái " công trình vĩ đại " của bác BH là cực kỳ nhảm nhí, chẳng qua là nó được copy cách gõ tắt của cư dân mạng, thêm.......mắm, muối vào cho ra vẻ mà thôi.....
* Bác........dốt chính tả vì ít đọc sách, đó là việc của bác !
* Bác chỉ ra xem ai có nhu cầu cải tiến......theo cách của bác BH nào ?
* Nếu ta không lên tiếng, ngay năm sau, Bộ GD cho áp dụng ngay cải tiến này thì sao ? Bộ này vốn thích cái mới mà !
* Dù biết là bác........gõ hộ cho bác BH, chả có ý xây dựng gì cả, nhưng tôi cũng cố trả lời..... bác cố đọc bài này vì, nhờ đó, bác sẽ......giỏi chính tả ngay thôi !!!!! Chào nhé !

Tham nhũng.......

*** Hoá ra, ở đâu cũng thế thôi !
Hoàng tử Miteb bin Abdullah của Saudi Arabia đã được thả tự do sau khi đạt "thỏa thuận sắp đặt có thể chấp nhận được" với chính quyền nhằm thoát tội tham nhũng.
Reuters dẫn lời một quan chức Saudi cho biết hôm 28/11 rằng Hoàng tử Miteb đã thừa nhận ông có tham nhũng và chấp nhận chi trả hơn 1 tỷ USD để được tự do. Ba người khác có liên quan đến các nghi án tham nhũng cũng đã đạt được thỏa thuận dàn xếp với chính quyền.........

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

A bê xê :


*** A bê xê !!!
Quản trị viên nhóm
 Có 1 điều hết sức nực cười : Nếu chữ viết chỉ là ký hiệu để ghi lại tiếng nói, vậy tại sao ta không thống nhất được cách dùng, như i hoặc y ? Nếu ta quy định là Bác sĩ thì nó là......sĩ ! Có gì khó đến nỗi không làm được ? Đã vài chục năm nay : ta dạy trẻ con là a bờ cờ, nhưng các phương tiện truyền thông quốc gia lại dùng a bê xê.......là sao ? Mấy bác trong Hội ngôn ngữ giải thích xem nào !

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Tôn sư trọng đạo :

*** Tiên học lễ :
   Hằng ngày, ta vẫn chứng kiến cảnh người trẻ - mà tôi gọi là "dân chơi" - vì họ chẳng biết chào hỏi ai, nói năng cộc lốc, không thưa gởi.....(cứ xem cảnh mấy bé trên TV, khi được hỏi gì thì....trả lời ngay quên cả dạ, thưa thì biết ngay gia đình em thuộc loại nào !)...
   Không cần biết 1 người thông minh, tài giỏi cỡ nào nhưng qua cách cư xử của anh ta, ta có thể biết ngay sau này, người này sẽ trở thành gì, có ích gì cho cộng đồng hay không !
   Dù sao, cũng còn được an ủi khi nhìn hình ảnh mấy em ở trường LHP cúi chào bác bảo vệ ở cổng trường mỗi ngày, hoá ra, " chỉ là do....có dạy hay không !!!! " mà thôi ! 
   Cầu chúc cho các thầy cô mạnh khoẻ và luôn gặp an lành !

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Đình làng :

*** Đình làng :
Trong các làng ở VN có những ngôi đình, được coi là trung tâm của làng, là nơi các hương chức bàn việc làng, nơi tế tự, thờ các vị thành hoàng và là nơi sinh hoạt tập trung của dân làng.
Trước mặt tiền của ngôi đình, ta thường thấy có 1 tấm bình phong có đắp nổi hình chúa sơn lâm và phía sau thường có bệ thờ Thần nông, vị thần làm ra lúa gạo.
Theo tục lệ, người ta thờ Thần nông ngoài trời, không có mái che vì theo truyền tích, bà Cửu thiên huyền nữ, khi dạy dân làm nhà mái xuôi, bà đã chống tay lên hông mình để minh họa cho dễ hiểu, và điều đó đã làm vị Thần nông tự ái, không chịu ở trong nhà vì như thế có nghĩa là ở " dưới nách phụ nữ " !!!!!
Xem ra, thần nam cũng nhiều tự ái lắm chứ !!!!!!!!!!!

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Vũ trường :

*** Vũ trường :
 Có bạn, ở tỉnh xa, hỏi : " Trong vũ trường có gì ? "
Thì cũng là ban nhạc, ca sĩ, dàn đèn màu, sàn nhảy đủ rộng cho tối thiểu 20 cặp quay cuồng ( thường được rắc phấn bột cho đỡ trơn ).
Ban nhạc thường chơi theo tour, thứ tự là các điệu Paso, Rumba, Cha cha, Slow, Bebop, Boston, Valse, Tango, đèn màu thay đổi theo từng điệu.
Chơi được 2 tour thì ban nhạc tạm nghỉ 15 phút, vũ trường bật nhạc Disco để các bạn trẻ.......lắc tiếp ! Sau đó, ban nhạc chơi thêm được 1 tour nữa.
Cứ tưởng tượng, vận động suốt 3 giờ liên tục là bạn khỏe hơn 3 lần tập thể dục buổi sáng.............

 Có bạn lại thắc mắc : khi xem film, chỉ thấy người ta lắc lia lịa chứ có nhảy nhót gì đâu ?
Đúng vậy, đó là hình ảnh mà bạn thấy trong các quán bar hoặc sàn nhảy discotheque, nơi mà họ chỉ sử dụng nhạc disco ( phát từ dàn máy ).
Với điệu này, bạn không cần biết.....nhảy mà chỉ cần sức khỏe để lắc, vì để biết khiêu vũ, bạn phải biết sơ qua về nhạc, nhịp và các bước nhảy, nếu ban nhạc chơi điệu Boston ( nhịp 3/4 ) mà bạn tưởng là điệu Slow ( nhịp 2/4 ) thì có nhiều khả năng là bạn sẽ .....đạp lên chân partner !
Nghề chơi cũng lắm công phu và tốn...........tiền !

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Khổng Tử :

Khổng phu tử hoặc Khổng tử là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu hay Khổng Khưu tự Trọng Ni. Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông. Wikipedia
Sinh28 tháng 9, 551 Trước CN, Lỗ
Mất479 Trước CN, Lỗ
Khổng Khâu sinh trưởng tại ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ[8] (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa) cuối thời Xuân Thu. Nhiều sử ký nói rằng ông là con của một gia đình nghèo, nhưng cụ tổ ba đời vốn cũng thuộc dòng quý tộc đã sa sút từ nước Tống di cư đến nước Lỗ.
Cha ông là Khổng Hột lấy bà Nhan Chinh Tại mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha. Bà Nhan Chinh Tại lúc đó mới 20 tuổi không sợ khó khăn vất vả đã đưa Khổng Tử đến sống ở Khúc Phụ, thủ phủ nước Lỗ, mong ông được sống và lớn lên trong một điều kiện tốt hơn. Khi lớn lên, ông phải làm lụng vất vả để giúp đỡ mẹ, nhưng rất ham học. Ông từng nói "... Lúc nhỏ bị nghèo hèn, ta phải làm nhiều nghề nên biết được nhiều việc nhỏ mọn. Người quân tử cần biết nhiều như vậy không? Không cần biết nhiều nghề như vậy.[9]". Năm ông 16 tuổi thì mẹ qua đời, Khổng Tử từ đó sống một cuộc sống thanh bạch, hàng ngày vẫn chăm chỉ học hành, mong muốn thực hiện được ước vọng của mẹ.

Mạnh Tử :

Mạnh Tử  372–289 trước công nguyên, là nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử.
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo.
Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia... (thời kỳ bách gia tranh minh). Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Ông cho rằng "kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị". Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín". Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước Nguỵ)...nhưng không được áp dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).

Tuân Tử :

Tuân Tử (荀子; 313 TCN – 238 TCN) là một nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến QuốcTuân Khanh cho rằng Bản tính con người là ác, căm ghét mê tín, coi trọng giáo dục, đề cao các tiên vương đời Hạ, Thương, Chu mà xem nhẹ Nghiêu Thuấn là mẫu mực của Khổng Tử.[4]
Tư tưởng của Tuân Khanh là dùng lễ để trị nước, khác với Khổng Tử là dùng nhân để trị nước.