Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Nên xem.....nhân ngày 8-3 !

 

*** Lời khuyên quý báu hơn.................................................................................... Ở Pháp, khi đi trong thành phố, tôi chỉ toàn đi xe buýt cho tiện lợi, (phần thì có thời gian ngắm cảnh sinh hoạt bên đường).
Thường xuyên, tôi gặp 1 thanh niên có vóc dáng nhỏ con, người Á Châu, gương mặt buồn bã, thất thểu, cứ âm thầm lên xuống xe buýt rồi cứ lầm lũi bước đi như đi giữa sa mạc, mùa hè cũng như mùa đông.
Một ngày, tôi cố tình xuống cùng trạm và đi song song, rồi tôi quay ra hỏi câu tiếng Pháp
"Cháu là người Việt Nam?".
Thanh niên trả lời lại bằng tiếng Việt:
"Dạ chào cô, con người Việt Nam ạ".
Rồi hỏi thăm qua lại, biết cháu tên Huynh, 30 tuổi, bệnh tâm thần, cô độc.
Thương tình, nên khi mùa đông, tôi mời đến nhà ăn mỗi tối tại nhà con trai tôi.
Qua tâm sự, biết Huynh khi còn trẻ, đã theo băng đảng phá phách ở Marseille đâm chém nhau, bị ở tù 5 năm.
Khi ra tù, về VN thăm cha, ông nội, nhưng bị cô chú mắng chửi, khinh bỉ vì đã đi 15 năm rồi nay trở về không có 1 xu và bị cô chú đuổi ra khỏi nhà. Huynh đành trở lại Pháp trước dự định.
Về Pháp, do bị sốc, bị trầm cảm, Huynh đánh ông chồng của mẹ, chuyển đến vùng tôi ở, cắt đứt liên lạc với mẹ.
Sau khi được điều trị trong bệnh viện tâm thần một thời gian, đã ổn định, được chính phủ Pháp cấp 1 nơi ở tiện nghi nhưng không cho mẹ biết vì còn tự ái, giận mẹ.
Nghe xong hết tâm sự, tôi hỏi Huynh :
- Khi con đi tù, ai là người thăm ?.
- Dạ mẹ.
- Tuần mấy lần ?
- Dạ 3 lần
- Mẹ thăm cho gì?.
- Dạ tiền, vì không cần đem đồ ăn, chỉ cần tiền để thuê truyền hình, chơi game hoặc dụng cụ cần thiết.
- Ngoài mẹ, có ai thăm con không?.
- Dạ không
Sau khi hỏi xong, tôi kết luận:
- Cô không biết mẹ con là ai, nhưng nghe con kể, cô quả quyết là mẹ con là người có trái tim nhân hậu hơn cô nhiều lắm, vì nếu con cô mà như thế, thì cô sẽ bỏ luôn, chẳng thăm nom làm gì, chứ đừng nói đến cho tiền, cho sống cực khổ mới biết thân..., Hơn nữa, cô thường đi ngang trước cửa nhà tù, cô thấy người thân đến thăm chờ ở cửa nhà tù, thấy tội lắm, mùa hè thì nắng, vì ở đó không có cây, bóng mát, mùa thu gió, mưa rả rích, mùa đông lạnh lẽo, chưa kể là xe cộ qua lại, mọi người thấy mặt, thật xấu hổ....! Bây giờ mới biết trong số đó, có mẹ con, cô thương cho mẹ con quá, con cho cô số diện thoại địa chỉ, để cô kết bạn.
Huynh trố mắt nhìn tôi. Tôi nói tiếp :
- Cô chỉ mới cho con ăn có vài bữa ăn tối mà con nói "cảm ơn", khen cô là 1 người nhân hậu. Trong khi mẹ con khổ biết bao nhiêu vì con, thì con lại không cần biết đến.
Bây giờ con có tiền (tiền trợ chính phủ Pháp cấp cho người bệnh là 30 triệu đồng/tháng) dư dả, sống thoải mái, có nơi ở tiện nghi, thì lại phủi tay, không cho mẹ biết tin tức về con.
Con có biết mẹ trông mong tin con từng ngày không?. Cô cứ suy ra cô: chỉ 1 ngày không gặp con cô, là cô nóng ruột, phải điện thoại hỏi thăm. Huống chi con đã không cho mẹ tin tức đã 1 năm nay, con có biết là hàng đêm mẹ con khóc thầm không?
Gương mặt Huynh bắt đầu thay đổi: Bây giờ con phải làm gì?.
Tôi bày cho Huynh:
Lễ Giáng Sinh sắp đến, con gọi điện thoại xin lỗi, hỏi thăm và hẹn gặp mẹ. Ngày gặp, nhớ mua 1 món quà mà mẹ ưa thích, mẹ không cần gì của con đâu, nhưng gọi là tấm lòng của con. Trước khi ra về hỏi mẹ là: mẹ cần tiền, con đưa cho mẹ xài...! Con hỏi vậy cho mẹ vui lòng, an tâm là con có tiền sống thoải mái thôi chứ cô tin là mẹ con có lương hàng tháng, không cần tiền con đâu (vì những người bệnh ở Pháp có tiền trợ cấp sống dư dả)
Vài tuần sau gặp lại Huynh, với gương mặt tươi tỉnh, khác hẳn thời gian trước, miệng tủm tỉm cười kể là đã điện thoại xin lỗi mẹ, rồi từ đó, Huynh gọi điện thoại và gặp mẹ thường xuyên.
Huynh thú nhận rằng: thời gian trước, một phần lớn buồn khổ là do không gặp mẹ, nhưng cộng thêm vào đó là giận mẹ, nên không muốn gặp. Từ khi tôi giải thích và chỉ cách, nên Huynh tìm được lối thoát...!
Rồi một ngày, tôi gặp được mẹ Huynh, bà ta rươm rướm nước mắt, nắm tay tôi cảm ơn tôi rối rít.....!
Câu chuyện thật sự là thế đấy bạn ạ.
Qua đó, tôi nhận ra rằng: Giúp người, không chỉ cứ là vật chất mà lời khuyên nhiều khi lại quý giá hơn nhiều.
Hãy dành chút thời gian lắng nghe và cho lời an ủi, khuyên bảo với những người thiếu may mắn nhiều khi quan trọng hơn rất nhiều so với việc ta cho họ một số tiền.
Bài: Nguyen Thi Ha Lieu (Việt kiều Pháp)


Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

Nho giáo :

 Nguồn gốc của Nho giáo

Nho giáo bắt nguồn từ thời thái cổ ở nước Tàu. Thuở đó, vua Phục Hy, là một Thánh Vương đắc đạo, trông thấy được các hiện tượng trong cõi Hư linh. Ngài nhìn thấy Long Mã có bức đồ trên lưng gồm những chấm đen trắng, nổi lên giữa sông Hoàng Hà, mà biết được lẽ Âm Dương, chế ra Tiên Thiên Bát Quái, cắt nghĩa sự biến hóa của Trời Đất để làm nguyên tắc dạy người. Những vạch đơn giản của Bát Quái ấy được xem là đầu mối của văn tự  về sau này.

Vua Phục Hy lại còn dạy dân nuôi súc vật để sai khiến, làm lưới để đánh cá, nuôi tằm lấy tơ làm quần áo, chế đàn cầm đàn sắt, dạy dân lễ nghĩa, phép cưới vợ gả chồng (dùng một đôi da thú làm lễ, vì ở thời kỳ ngư lạp, da thú là quí), từ đó  mới có danh từ gia tộc. Sau, đến đời vua Hoàng Đế (Hiên Viên Huỳnh Đế),  mới chế ra áo mão, và sai Ông Thương Hiệt chế ra chữ viết.

Đó là khởi thủy của Nho giáo, thành hình do thực tế kết hợp với huyền lý của Trời Đất. Nho giáo lấy đạo Trời làm khuôn mẫu, dạy người thuận theo lẽ Trời, còn nghịch với Trời thì phải chết. Nho giáo đã giúp nước Tàu thời Thượng cổ được hòa bình, dân chúng trên thuận dưới hòa, tạo ra một nền luân lý có căn bản vững chắc. Tiếp theo đến đời nhà Châu, vua Văn Vương và con của Ngài là Châu Công Đán, tiếp tục khuếch trương Nho giáo, diễn giải Kinh Dịch do Phục Hy truyền lại, hệ thống hóa lễ nghi và sự tế tự.

Vào cuối thời nhà Châu, đời vua Linh Vương, năm 551 trước Tây lịch, có Đức Khổng Tử  ra đời. Đức Khổng Tử chỉnh đốn và san định  kinh sách, phục hưng Nho giáo, tạo thành một giáo thuyết có hệ thống chặt chẽ, xứng đáng đứng ngang hàng với Lão giáo và Phật giáo. Đức Khổng Tử được xem là Giáo Chủ Nho giáo.

Đạo Nho, kể từ khi Đức Khổng Tử phục hưng, nối tiếp về sau được các vị Thánh nhân như Tử Tư, Mạnh Tử, phát huy đến độ rực rỡ, rồi sau đó dần dần suy tàn theo thời gian, vì không có bậc tài giỏi nối tiếp xiển dương, cuối cùng trở thành một môn học từ chương dành cho sĩ tử leo lên đường hoạn lộ. Cái tinh túy của Nho giáo đã bị vùi lấp và Nho giáo được sử dụng một cách lệch lạc theo ý riêng của kẻ phàm trần.

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

2 vĩ nhân.......

 Một câu chuyện có thật, đáng để đọc và suy ngẫm...

Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo tên Fleming ở Scotland.
Một ngày nọ ông đang làm việc để nuôi gia đình thì bỗng nghe tiếng kêu cứu từ cái đầm lầy gần đó. Ông vội chạy đến nơi thì nhìn thấy một cậu bé bị sa lầy trong ao, sình ngập đến đầu. Cậu đang giãy giụa gào khóc.
Người nông dân liền lập tức cứu cậu bé lên bờ.
Hôm sau, một cỗ xe sang trọng đi tới căn lều của Fleming. Một quý ông ăn mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là Randolph Henry Spencer Churchill, cha của cậu bé mà được ông cứu sống ngày hôm qua. Ông ta nói:
– Tôi đến để cảm ơn và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi!
Ông Fleming đáp:
– Không có chi. Đây là chuyện nên làm và ông không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi quyết không nhận đâu.
Ngay lúc đó, cậu con trai khoảng 10 tuổi của Fleming bước vào lều. Ông nhà giàu hỏi:
– Đây là con trai anh phải không?
– Vâng – Ông Fleming trả lời đầy vẻ tự hào.
Nhà quý tộc ân cần hỏi cậu bé:
– Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?
Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:
– Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.
Nhà quý tộc lại gặng hỏi:
– Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?
Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:
– Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?
Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:
– Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?
Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:
– Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!
– Vậy thì cho phép tôi đề nghị như thế này anh Fleming, hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con trai anh mà giống tính cha nó thì tôi tin rằng ngày sau này cậu ấy sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện.
Ông Fleming nhà nghèo nghe vậy thì đồng ý. Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học Y khoa Stainte-Marie ở London.
Nhờ có hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu, cuối cùng tài năng của cậu cũng được cả thế giới công nhận. Cậu chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming.
Vào năm 1927, bác sĩ Alexander Fleming là người đã chế ra thuốc kháng sinh Pénicilline cứu mạng được không biết bao nhiêu người trên thế giới. Năm 1945 ông được trao giải Nobel về y học.
Vài năm sau, người con trai của quý ông được cứu sống khỏi đầm lầy ngày xưa bị bệnh viêm phổi. May nhờ chính thuốc Pénicilline này đã cứu cậu thoát chết. Tên cậu chính là Winston Churchill, sau này cậu trở thành một vĩ nhân, là người mà cả nước Anh đều tự hào và hãnh diện. Đó chính là Thủ tướng trứ danh của nước Anh – Winston Churchill.
Điều thú vị là Ngài Winston Churchill và bác sĩ tài danh Alexander Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời.
Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London.
Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.
Điều này chứng minh rằng:
“Hành thiện nhất định sẽ gặp thiện báo. Tất cả những gì ta cho đi đều sẽ được nhận lại. Bạn đừng lo sẽ mất đi, những gì bạn đã cho, tặng cho người khác bằng cả trái tim thì nhất định sẽ không mất”.
Vì vậy đừng quá coi trọng đồng tiền, mà hãy tô bồi phẩm hạnh, đạo đức. Vì đức hạnh và lòng tốt của bạn sẽ tạo ra thiên đường cho chính bạn và những người xung quanh…

Phở !

 NGUỒN GỐC MÓN PHỞ

Trong Tự điển tiếng Việt – Bồ đào Nha – La tinh của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ “Phở”. Trong Tự điển Huỳnh Tịnh Của( biên soạn năm 1895) và Tự điển Genibrel (biên soạn 1898) cũng không có từ Phở. Danh từ Phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo và giảng nghĩa: “Món ăn nấu bằng bánh bột gạo thái nhỏ với nước dùng bằng thịt bò hầm”.
Nhà Văn Nguyễn Công Hoan từng viết : “ Năm 1913…tôi trọ số 8 Hàng Hài…thỉnh thoảng, được ăn phở (hàng Phở gánh rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3xu, 5 xu)”. Phở rong bắt đầu thịnh hành nên bị chính quyền đánh thuế: “… họ phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày. Như vậy có thể xem Phở xuất hiện khoảng giữa những năm 1900 đến 1913
Người Việt ngày xưa 99% là nông dân , họ coi Bò là loài gia súc thân thương và hữu ích ( Sức Kéo ) nên không ăn thit Bò! Vì thế nói quê hương Phở bò ở Nam định miền Bắc là không hợp lý.
Chuyện là :
Năm 1910 , nhiều thanh niên Vietnam cả miền Bắc lẫn miền Nam đi lính cho Pháp. Họ phải sang mẫu quốc để phục vụ một thời gian, trong số đó có một người từng làm phụ bếp cho Toàn quyền Saigon tên Huỳnh. Đơn vị Ông Huỳnh đóng quân ở Marseille và Ông được giữ chức Bếp trưởng của binh đoàn toàn lính người An Nam. Sáng nào Ông Huỳnh cũng ra lệnh đốt bếp lò thật sớm bằng cách hô to: ” Feu ! Feu ! ” có nghĩa là nổi lửa lên! để nấu súp thịt bò cho binh sĩ ăn điểm tâm với bánh mì khô. Thấy binh sĩ người Việt bỏ ăn sáng hơi nhiều Ông Huỳnh bèn nghĩ ra một món mới, hy vọng anh em binh sĩ An Nam sẽ cảm thấy dễ nuốt hơn. Sau khi được các “Sếp Tây ” cho phép, ông bèn lấy nước Súp bò của Tây… cho hầm chung với quế, hồi, gừng. Riêng ” bánh tài phảnh ” mua của người Tàu bán ở Khu Chinois rồi Ông Huỳnh nêm thêm nước mắm vào Soupe cùng với hành… ngò rí…hành tây… cho hợp khẩu vị Việt Nam. Tuyệt vời thay, ở xứ lạ quê người, buổi sáng trời lạnh như cắt da, mà lại được ăn một bát súp “hù tíu bò” nóng hổi ngào ngạt đậm mùi quê hương thay vì ăn bánh mì Tây quá ư nhạt nhẽo ! binh sĩ An Nam ủng hộ Chef Huỳnh hết mình…Nấu bao nhiêu cũng hết! Các Sĩ quan Pháp thấy vậy đòi ăn thử, ai cũng tấm tắc khen ngon rồi thắc mắc : ” Tên món này là món gì mà sáng nào Monsieur Huỳnh cũng ra lệnh Feu Feu vậy ?” Không chần chừ Ông Huỳnh trả lời: Thưa Sếp tên nó là Phở (Feu) đấy !
PHỞ ra đời năm ấy – năm 1910 …được Tây lẫn Ta yêu thích và chết tên “Feu” từ đó…Khi muốn ăn , Sĩ quan Tây chỉ cần nói ” Feu Feu ” là có tô phở bò hầm kiểu An Nam nóng hổi khói bốc nghi ngút..theo gió thơm lừng cả doanh trại.
Nhiều binh lính An Nam nhà ở Hanoi sau khi giải ngũ về đã lấy Phở gánh với tiếng rao : Feu….ớ ..làm kế sinh nhai, thực khách là lính Tây và kiều dân Pháp. Dân Hanoi cũng ăn thử và “mê tít” món Feu từ đó !
– Ở Dalat năm 1930 có phở Gare xe lửa là tiêm Phở Bò đầu tiên của Dalat do con Ông Huỳnh ( Chef ) làm chủ . chữ Tô Xe lửa ( Tô lớn ) từ đây mà ra . Phở Gare Dalat sau 1960 dời vế Phú Nhuận Saigon lấy tên là Phở Bắc Huỳnh
– Ở Saigon trước năm 1940 có tiệm Phở Turc là tiêm Phở đầu tiên Chủ tiệm cũng là dân đi lính Tây giải ngũ về , Ông này nói tiếng Pháp giỏi nên có nhiều khách Tây đến ăn…
Viết theo lời kể của Ông Võ Văn Côn – Nguyên là Chef Bếp Việt của Vua Bảo Đại
Chú thích :
Kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã có nhiều tranh cãi về nguồn gốc ra đời của Phở. Tuy vẫn còn bất đồng về nơi xuất xứ thực sự hay thời điểm ra đời nhưng hầu hết cùng chung quan điểm là Phở được khai sinh trong thời Pháp thuộc , ở giai đoạn người Pháp bắt đầu đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Có thể xem Phở là một trong những ví dụ đặc trưng cho khái niệm Bricolage (lai ghép) mà các nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực dùng để chỉ món ăn thiên hướng lai ghép ( kết hợp, biến tấu từ nhiều nguồn thức ăn ngoại lai ) hơn là tự thân sáng tạo .
Hiện nay Phở đã theo chân cộng đồng người Việt có mặt ở nhiều nước trên thế giới.


Bình luận

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Lời dạy của đức Khổng Tử :

 LỜI DẠY CỦA ĐỨC KHỔNG TỬ

Đọc hết mới là kẻ trọng đạo lý, hiểu hết mới mong có nhân cách hơn người
Hình hài của mẹ của cha
Trí khôn đời dạy, đói no tự mình
Sang hèn trong kiếp nhân sinh
Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi
Không hơn hãy cố gắng bằng người
Cho thiên hạ khỏi ai cười ai khinh
Có chí thì ham học
Bất chí thì ham chơi
Trí khôn tạo nên người
Đức nhân tìm ra bạn
Thành đạt nhờ đức dày
Làm nên nhờ có thầy
Đủ đầy nhờ có bạn
Gái ngoan nhờ đức hạnh
Trai mạnh nhờ lực cường
Tươi đẹp lắm người thương
Lực cường nhiều kẻ mạnh
Dễ thích nghi thì sống
Biết năng động thì nên
Đủ tài trí làm nên
Đủ sức bền thì thắng
Biết mình khi hoạn nạn
Hiểu bạn lúc gian nguy
Nghèo hèn bởi tự ti
Ngu si vì tự phụ
Tài đức cao hơn phú
Hạnh phúc đủ hơn giàu
Sống trung tín bền lâu
Tình nghĩa sâu hạnh phúc
Đủ tài thì đỡ cực
Đủ sức thì đỡ nghèo
Dốt nát hay làm theo
Hiểu biết nhiều thì lợi
Hỏng việc thì hấp tấp
Va vấp bởi vội vàng
Cảnh giác với lời khen
Bình tâm nghe lời trách
Quá nghiêm thì ít bạn
Dễ dãi bạn khinh nhờn
Không hứa hão là khôn
Không tin xằng ít vạ
Làm ơn đừng mong trả
Được ơn nhớ đừng quên
Nhu nhược bị ép trèn
Quá cương thì bị gãy
Cái quý thì khó thấy
Dễ lấy thường của tồi
Của rẻ là của ôi
Dùng người tội sinh vạ
Đẹp lòng hơn tốt mã
Nền nã hơn kiêu kì
Thận trọng từng bước đi
Xét suy khi hành động
Hiểu biết nhiều dễ sống
Luôn chủ động dễ thành
Thận trọng trước lợi danh
Giữ mình đừng buông thả
Tránh xa phường trí trá
Tai vạ bởi nể nang
Tài giỏi chớ khoe khoang
Giàu sang đừng kênh kiệu
Học bao nhiêu vẫn thiếu
Học bao nhiêu chẳng thừa
Nhân đức chớ bán mua
Được thua không nản trí
Đủ đức tài bớt lụy
Đủ dũng khí chẳng hàng
Có vợ đảm thì sang
Có bạn vàng thì quý
Đói nghèo vì bệnh sĩ
Quẫn trí dễ làm liều
Tỉnh táo với tình yêu
Biết điều khi yếu thế
Lo việc nhà chớ kể
Ân nghĩa chớ đếm đong
Người phúc lộc nhờ nguồn
Sống bất nghĩa tai ương
Sống bất lương tù ngục
Phải cầu xin là nhục
Phải khuất phục là hèn
Hay đố kị nhỏ nhen
Hay ép trèn độc ác
Lắm gian truân càng sáng
Nhiều hoạn nạn càng tinh
Với mình phải nghiêm minh
Với chúng sinh thân ái
Đang thắng phòng khi bại
Gặt hái phòng mất mùa
Thói quen thường khó chừa
Say sưa thường khó tỉnh
Sống ỉ lại ăn sẵn
Dễ bạc phân tán mình
Sống dựa dẫm ngu đần
Sống bất cần phá sản
Hay đua đòi hoạn nạn
Quá nể bạn tai ương
Gia đình trọng yêu thương
Sống nhịn nhường hỉ hả
Thiếu tình thương man trá
Gắn vàng đá cũng tan
Biết dạy dỗ con ngoan
Chịu bảo ban con giỏi
Tinh khôn nhờ học hỏi
Cứng cỏi nhờ luyện rèn
Sống vì nhau dễ bền
Sống vì tiền đổ vỡ
Rèn con từ mới nở
Khuyên vợ lúc mới về
Muốn hiểu cần lắng nghe
Khốn nạn quên mẹ cha
Tốt đẹp hãy bày ra
Xấu xa nên đậy lại
Có ích thì tồn tại
Có hại thì diệt vong
Nhiều tham vọng long đong
Lắm ước mong lận đận
Hay vội vàng hối hận
Quá cẩn thận lỗi thời
Biết được người là sáng
Hiểu được bạn là khôn
Khiêm tốn là tự tôn
Kiêu căng là tự sát
Hứa trước thì khó đạt
Hèn nhát thì khó thành
Thù hận bởi lợi danh
Tranh giành vì chức vị
Giàu sang hay đố kị
Tài trí sinh ghét ghen
Tham giàu thì cuồng điên
Tham quyền thì độc ác
Vì tiền thì dễ bạc
Vì tình nghĩa bền lâu
Người hiểu nói trọn câu
Người dốt tâu phách lối
Có quyền thì hám lợi
Có tội thường xum xoe
Khờ dại hay bị lừa
Nó bừa hay vạ miệng
Đa ngôn thì tai tiếng
Ngậm miệng dễ được tin
Hám lợi hay cầu xin
Hám quyền hay xu nịnh
Thật thà hay oan trái
Thẳng thắn hay bị hại
Thông thái hay bị ngờ
Chiều con quá con hư
Tiền của dư con hỏng
Giàu mạnh thường thao túng
Nghèo vụng dễ theo đuôi
Người tài giỏi khó chơi
Kẻ trây lười khó bảo
Thành tâm thì đắc đạo
Mạnh bạo việc dễ thành
Quân tử thì trọng danh
Tiểu nhân thì trọng lợi
Bất tài hay đòi hỏi
Lộc lõi khó khiêm nhường
Tình nghĩa thường khó quên
Nợ nhân duyên khó trả
Khó thuần phục kẻ sĩ
Khó phòng bị tướng tài
Biết chấp nhận thảnh thơi
Hay hận đời đau khổ
Của quý thì khó giữ
Con cầu tự khó nuôi
Nhà dư của hiếm hoi
Nhà lắm người bạc cạn
Khó gần người quá sạch
Vắng khách tại quá nghèo
Dễ nổi danh kị hiền
Dễ kiếm tiền khó giữ
Kiếp người là duyên nợ
Lành vỡ lẽ thường tình
Bại thành từ lực trí
Thời gian đừng uổng phí
Thời cơ chớ bỏ qua
Biết suy nghĩ sâu xa
Vững vàng khi thành bại
Cần học và hành mãi
Sẽ gặt hái thành công ./.