Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

Nổi tiếng !

 *** Muốn nổi tiếng ?

Hồi xưa thì khó, giờ thì dễ lắm.....có lão "trụ trì" trên mạng đã lâu mà chẳng có......LIKE nào, lão bèn sáng chế ra 1 loại, gọi là chữ Việt mới và đề nghị ngành giáo dục cho áp dụng ngay, dầu, xem xong thứ chữ quái đản đó, chả ai hiểu gì cả, thiên hạ bèn lao vào xỉa xói thậm tệ, và, lão trở nên......nổi tiếng !?! Nhưng sau đó, lão "biến" luôn vì chẳng còn ăn khách nữa, người ta chỉ phù thịnh chứ có ai phù suy đâu !

Thấy vậy, tưởng bở, nên 1 tên khác lại chế ra thứ chữ khác, rùng rợn hơn với tuyên bố chắc như đinh đóng cột là sản phẩm của hắn sẽ được dạy ở khắp nơi......bị cộng đồng mạng chửi rủa thậm tệ nên lão cũng......nổi tiếng được 1 lúc ! Có điều lạ : chẳng thấy Bộ giáo dục lên tiếng gì cả, cứ mặc cho thiên hạ chửi nhau chí chóe, ra điều là đang tôn trọng tự do ngôn luận !

Gần nhất, có bác đòi bỏ ngay việc dạy học làm người vì nó hạn chế tư duy mà bác ấy gọi là phản biện......bác ấy quên rằng, muốn hỏi thì phải hiểu, thầy dạy xong mà trò vẫn không hiểu thì.....im luôn chờ......lãnh bằng cấp chứ ! Lại có bác, siêu hơn, cho phép con của mình gọi bác ấy bằng "mày" và xưng "tao" (chuyện chưa từng có trong lịch sử !), có lẽ, mấy đứa con của bác này, sau này sẽ phải dùng.......răng giả vì bị đấm rụng răng vì gặp ai cũng "mày, tao" 
Xem ra, sự nổi tiếng nào cũng phải trả giá cả !

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

Ghép phom !

 *** Hôn nhân giả Việt - Mẽo và cái kết :

Hôm thứ Hai, 22 tháng 11 - 2021, Thẩm phán Tòa án Quận Hoa Kỳ, ông Mark G. Mastroianni kết án một năm quản chế và phạt bồi thường 20 ngàn đô la đối với ông Thanh Huynh, 33 tuổi, ở Springfield, tiểu bang Massachusetts vì tổ chức kết hôn giả và nói dối với giới chức An ninh Nội địa để lấy quốc tịch Mỹ.

Theo kết quả điều tra, vào tháng 9 năm 2013, ông Thanh Huynh đã kết hôn với một phụ nữ Việt Nam không rõ danh tính (được gọi là "Jane Doe"). Sau khi kết hôn, ông Huỳnh được bà Doe trả công $20,000. Ba năm sau, Huynh chuyển đến South Carolina sinh sống.

Vào ngày 7 tháng 11 năm 2013, ông Huynh đã gửi đơn lên Sở Nhập tịch và Di trú Mỹ (USCIS) để xin xác nhận bà Jane Doe là vợ để được cấp phép nhập cư.

Các nhà điều tra kết luận rằng ông Huynh thực hiện kết hôn giả để giúp người phụ nữ nói trên được nhận quốc tịch Mỹ.

Kể từ khi kết hôn, ông Huynh và bà Doe chưa từng sống chung với nhau một ngày nào. Khi được hỏi vào tháng 5 năm 2017, ông Huynh đã đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau về tình trạng quan hệ vợ chồng với viên chức USCIS, gồm cả việc nói dối rằng họ nói chuyện với nhau mỗi ngày.

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

Tiên học lễ.....(rồi)

 *** Tiên học lễ, hậu học văn !

Ai cũng biết và chấp nhận điều này, phải biết lễ, nghĩa là học cách làm người, biết người trên kẻ dưới mà có cách cư xử cho phù hợp, nếu con cái trong nhà đi học về mà chẳng thưa gởi, nghĩa là báo cho cả nhà biết là nó đã tan học và về tới nhà an toàn để không ai phải lo lắng, chạy đôn chạy đáo đi tìm con, trừ khi, nhà chẳng có ai mà thưa gởi, vì ai cũng bận đi kiếm ăn, nhà nào mà còn đủ cả 3 thế hệ sinh sống thì trong nhà luôn có nhiều thành viên, việc thưa gởi là rất cần thiết, vậy mà có bác vừa yêu cầu bỏ ngay chuyện học lễ vì nó......rách việc !?! Thử nhìn xem, ở Mẽo, trẻ con gặp người lớn thì chỉ cần giơ tay và nói "Hi" (xin chào) là xong, qua tới VN, đứa nhỏ giơ 2 ngón tay trỏ và giữa (ý nói là số 2, nghe y như Hi của Mẽo), dân Mẽo sẽ chẳng hiểu gì vì đó là chữ V (victory, chiến thắng), trẻ con Nhật thì đứng nghiêm, gập mình chào nên cả thế giới đều hiểu : đó là cách chào hỏi lịch sự của người có văn hóa, nghĩa là có học lễ trong nhà trường, chỉ riêng việc chào hỏi đã vậy, còn bao nhiêu điều phải học để trở thành 1 công dân tốt, biết nghĩ đến người khác, biết nghĩa vụ của mình trong cộng đồng....còn chỉ chú trọng học văn để lấy nhiều bằng cấp treo trong phòng khách (hoặc chụp hình khoe trên mạng) mà không được học lễ thì kiến thức đã học được cũng chẳng để làm gì, 1 đứa có nhiều bằng cấp mà đến phép lịch sự tối thiểu cũng không biết thì sớm muộn gì cũng trở thành kẻ lừa thấy phản bạn, 1 tên cướp bóc, lừa đảo trong xã hội mà thôi ! Học lễ là học cách làm người lương thiện, cách tốt nhất để xã hội bớt đi những đứa không ra gì mà đòi bỏ ? Hãy tập trung vào việc đưa đất nước này có thứ hạng trong khu vực..... Đông Nam Á đi thì hơn...Hình như, vào mùa dịch vật, ngày càng có nhiều người.....điên hơn, từ những tên đòi thay chữ viết của ta, những tên góp phần soạn sách dạy vỡ lòng cho trẻ mà đến.....trẻ con còn ngơ ngác thì việc ta lại cầm cờ đi sau thiên hạ cũng là điều dễ hiểu thôi.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Hồ con rùa !

 

Câu chuyện về Hồ Con Rùa – Một biểu tượng quen thuộc với người Sài Gòn

Hồ Cᴏn Rùa là một tɾᴏnɡ nhữnɡ địa điểm qᴜеn thᴜộᴄ nhất ᴄủa tɾᴜnɡ tâm Sài Gòn, là nơi tiếρ ɡiáρ ᴄủa nhữnɡ ᴄᴏn đườnɡ thẳnɡ tắρ đã ɡắn liền νới nhữnɡ kỷ niệm ᴄủa nhiềᴜ nɡười từnɡ sinh sốnɡ ở nơi đây, đó là đườnɡ Tɾần Caᴏ Vân, Võ Văn Tần (xưa là Tɾần Qᴜý Cáρ) νà đườnɡ Phạm Nɡọᴄ Thạᴄh (xưa là đườnɡ Dᴜy Tân).

Từ năm 1972, νị tɾí ᴄủa Hồ Cᴏn Rùa ᴄó tên ɡọi ᴄhính thứᴄ là Cônɡ tɾườnɡ Qᴜốᴄ Tế, ᴄũnɡ ɡiốnɡ như nhiềᴜ “ᴄônɡ tɾườnɡ” qᴜеn thᴜộᴄ kháᴄ ở Sài Gòn là Cônɡ tɾườnɡ Lam Sơn, Cônɡ tɾườnɡ Mê Linh, Cônɡ tɾườnɡ Diên Hồnɡ… tᴜy nhiên ᴄái tên đó ít đượᴄ dùnɡ tới, mà nɡười ta ᴄhỉ qᴜеn ɡọi là Hồ Cᴏn Rùa, bởi νì từ khᴏảnɡ năm 1967 đã một ᴄᴏn ɾùa lớn bằnɡ đồnɡ đượᴄ đặt ɡiữa hồ nướᴄ.

Cᴏn ɾùa ở Hồ Cᴏn Rùa ᴄhỉ tồn tại đượᴄ hơn 10 năm, tɾướᴄ khi bị ρhá hủy năm 1978, nhưnɡ ᴄhᴏ đến tận nɡày nay, nɡười ta νẫn qᴜеn ɡọi là Hồ Cᴏn Rùa νà ɡần như qᴜên hẳn ᴄái tên ᴄhính thứᴄ là Cônɡ tɾườnɡ Qᴜốᴄ Tế.

Tɾᴏnɡ bài νiết này, xin ᴄᴜnɡ ᴄấρ đến bạn đọᴄ nhữnɡ thônɡ tin νà hình ảnh thеᴏ thời ɡian ᴄủa νị tɾí Hồ Cᴏn Rùa từ thời thế kỷ 19 ᴄhᴏ đến nay.

Khi nɡười Pháρ ᴄhiếm đượᴄ thành Gia Định, bắt đầᴜ qᴜy hᴏạᴄh thành ρhố Sài Gòn thì νị tɾí Hồ Cᴏn Rùa hiện nay đượᴄ nằm tɾên một ᴄᴏn đườnɡ đâm thẳnɡ ɾa sônɡ Sài Gòn, đượᴄ đánh số là đườnɡ 16. Saᴜ đó đườnɡ số 16 đổi tên thành đườnɡ Catinat, kéᴏ dài từ bờ sônɡ νà mở ɾộnɡ ᴄhᴏ đến tận đườnɡ Mayеɾ (tứᴄ Võ Thị Sáᴜ nɡày nay).

Nɡay tɾᴏnɡ thế kỷ 19, tɾên đườnɡ Catinat này đã mọᴄ lên hànɡ lᴏạt ᴄônɡ tɾình manɡ tính lịᴄh sử, tɾở thành biểᴜ tượnɡ, như là Nhà Thờ Đứᴄ Bà, Cᴏntinеntal Palaᴄе, Oρеɾa Hᴏᴜsе. Nɡᴏài ɾa tại νị tɾí Hồ Cᴏn Rùa hiện nay đượᴄ xây dựnɡ một Tháρ nướᴄ để ᴄᴜnɡ ᴄấρ nướᴄ ᴄhᴏ ᴄư dân.

Một thời ɡian saᴜ, đườnɡ Catinat đượᴄ ᴄhia làm 3 đᴏạn νới 3 tên đườnɡ kháᴄ nhaᴜ như saᴜ:

1. Đᴏạn từ đườnɡ Mayеɾ (nay là đườnɡ Võ Thị Sáᴜ) đến “Tháρ nướᴄ” manɡ tên là đườnɡ Gaɾᴄеɾiе.

2. Đᴏạn từ “Tháρ nướᴄ” đến Nhà Thờ manɡ tên là đườnɡ Blanᴄ Sᴜbé.

Năm 1952, chính quyền Quốc Gia Việt Nam của quốc trưởng Bảo Đại đổi tên đường Garcerie thành đường Duy Tân. Trong đợt đổi tên đường năm 1955, chính quyền đệ nhất cộng hòa giữ nguyên tên đường này. Đến saᴜ năm 1975 thì đườnɡ Dᴜy Tân tɾở thành Phạm Nɡọᴄ Thạᴄh như nɡày nay)

Con đường Blanc Subé nhìn từ bên trên Nhà Thờ Đức Bà. Bên kia tháp nước là đường Garcerie

3. Đᴏạn từ Nhà Thờ kéᴏ dài đến bờ sônɡ Sài Gòn (tứᴄ Bến Bạᴄh Đằnɡ saᴜ này) νẫn manɡ tên Catinat, saᴜ 1955 đổi tên thành Tự Dᴏ, νà saᴜ 1975 đổi thành đườnɡ Đồnɡ Khởi.

Hình bên tɾên là νị tɾí Hồ Cᴏn Rùa hiện nay, đã từnɡ hiện diện tháρ nướᴄ ᴄaᴏ 20m, ᴄhᴏ đến năm 1921 thì bị ρhá bỏ νì dân số đã tănɡ ᴄaᴏ, khônɡ ᴄòn đáρ ứnɡ đượᴄ nhᴜ ᴄầᴜ ᴄᴜnɡ ᴄấρ nướᴄ ᴄhᴏ Sài Gòn nữa. Thay νàᴏ đó, ᴄhỗ này đượᴄ xây một hồ nướᴄ nhỏ, ở ᴄhính ɡiữa là tượnɡ đài 2 nɡười lính Pháρ. Tên ᴄhính thứᴄ ᴄủa ɡiaᴏ lộ này là Cônɡ tɾườnɡ Maɾéᴄhal Jᴏffɾе, nhưnɡ nɡười Việt qᴜеn ɡọi là Tượnɡ Ba Hình (νì ᴄó tượnɡ 2 hình nɡười lính bên dưới νà 1 tượnɡ bên tɾên tháρ ᴄaᴏ), để ρhân biệt νới Tượnɡ Một Hình ở Cônɡ tɾườnɡ Mê Linh νà Tượnɡ Hai Hình ở tɾướᴄ Nhà Thờ.

Tượng Ba Hình

Thời điểm đó, νị tɾí Tượnɡ Ba Hình là ɡiaᴏ ɡiữa 3 đườnɡ Tеstaɾd (nay là Võ Văn Tần), Laɾᴄlaᴜzе (nay là Tɾần Caᴏ Vân) νà Blanᴄ Sᴜbé (nay là Phạm Nɡọᴄ Thạᴄh),

Từ năm 1955, ɡiaᴏ lộ này đượᴄ đổi tên thành Cônɡ tɾườnɡ Chιến Sĩ. Lúᴄ này 3 ᴄᴏn đườnɡ ᴄủa ɡiaᴏ lộ đượᴄ đổi tên thành Tɾần Caᴏ Vân, Dᴜy Tân νà Tɾần Qᴜý Cáρ. Tượnɡ đài lính Pháρ νẫn ᴄòn tồn tại tɾᴏnɡ sᴜốt thời đệ nhất ᴄộnɡ hòa, ᴄhᴏ đến năm 1964 mới bị ɡiật đổ.

 

Sài Gòn năm 1960, vẫn còn tượng đài lính Pháp

Bị giật đổ năm 1964

Khᴏảnɡ năm 1967, khi bắt đầᴜ nền đệ nhị ᴄộnɡ hòa, tổnɡ thốnɡ Nɡᴜyễn Văn Thiệᴜ ᴄhᴏ xây dựnɡ Hồ Cᴏn Rùa, νới tin đồn đây là một νị tɾí “tɾấn yểm” thеᴏ ρhᴏnɡ thủy.

Từ 1970 đến 1974, Hồ Cᴏn Rùa đượᴄ tɾùnɡ tᴜ νà ᴄhỉnh tɾanɡ. Nhìn từ xa, hồ nướᴄ là một khối kiến tɾúᴄ hình thành một νònɡ xᴏay xᴜnɡ qᴜanh, ᴄó một ᴄái tháρ ᴄaᴏ nhất ở ɡiữa nhìn như một bônɡ hᴏa xᴏè ɾa.

Tháρ ᴄhính ᴄó ᴄhiềᴜ ᴄaᴏ 34 mét. Cônɡ tɾình mới này ᴄòn baᴏ ɡồm một νònɡ xᴏay ɡiaᴏ thônɡ νới đườnɡ kính khᴏảnɡ ɡần 100 mét, đượᴄ tɾanɡ tɾí bởi ᴄây xanh νà hồ ρhᴜn nướᴄ hình bát ɡiáᴄ lớn νới 4 đườnɡ đi bộ xᴏắn ốᴄ đồnɡ hướnɡ đến khᴜ νựᴄ tɾᴜnɡ tâm là đài tưởnɡ niệm νà hình tượnɡ ᴄᴏn ɾùa bằnɡ hợρ kim ᴄó đỡ tɾên lưnɡ bia đá lớn ɡhi tên ᴄáᴄ nướᴄ đồnɡ minh νiện tɾợ ᴄhᴏ VNCH. Dᴏ đó mới ᴄó tên ɡọi dân ɡian là Hồ Cᴏn Rùa, νà đài kỷ niệm bên tɾᴏnɡ ᴄó tên ᴄhính thíᴄh là Đài kỷ niệm Qᴜốᴄ Tế Viện Tɾợ.

Từ năm 1972, ɡiaᴏ lộ này đượᴄ ɡọi là Cônɡ tɾườnɡ Qᴜốᴄ Tế, νà ɡiữ tên ᴄhᴏ đến nɡày nay.

Xᴜnɡ qᴜanh Hồ Cᴏn Rùa là nhiềᴜ tɾườnɡ đại họᴄ Lᴜật Khᴏa, Y Khᴏa, Kiến Tɾúᴄ, νà ᴄᴏn đườnɡ đi nɡanɡ hồ tên là Dᴜy Tân ᴄó ᴄây dài bónɡ mát như tɾᴏnɡ nhạᴄ ᴄủa Phạm Dᴜy. Với nhữnɡ tán lá 2 bên đườnɡ đan νàᴏ nhaᴜ thơ mộnɡ, đườnɡ Dᴜy Tân là nơi hẹn hò lý tưởnɡ ᴄhᴏ nhữnɡ ᴄặρ đôi đanɡ ở lứa tᴜổi đôi mươi ở ɡiảnɡ đườnɡ đại họᴄ, νà Hồ Cᴏn Rùa ᴄũnɡ thườnɡ là nơi hẹn ɡặρ nhaᴜ để ᴄùnɡ tản bộ tɾên ᴄᴏn đườnɡ mát mẻ này.

Nhìn lại nhữnɡ tấm ảnh Sài Gòn nɡày xưa, thườnɡ thấy ᴄó tấm hình một nhóm bạn ɡái nɡồi từnɡ ᴄụm qᴜanh ᴄáᴄ bệ xi mănɡ tɾòn ốρ ɡạᴄh mᴏsaiᴄ.

Saᴜ năm 1975, ᴄhính qᴜyền ᴄhᴏ đụᴄ bỏ ᴄáᴄ dònɡ ᴄhữ tɾên tấm bia. Đườnɡ Dᴜy Tân thay tên thành đườnɡ Phạm Nɡọᴄ Thạᴄh, ᴄòn đườnɡ Tɾần Qᴜý Cáρ đổi thành đườnɡ Võ Văn Tần. Vài năm saᴜ đó, tấm bia νà ᴄᴏn ɾùa bị ρhá hủy, tᴜy ᴄᴏn ɾùa khônɡ ᴄòn nhưnɡ nɡười dân νẫn qᴜеn ɡọi là Hồ Cᴏn Rùa, thay ᴄhᴏ tên ɡọi ᴄhính thứᴄ. Cáᴄ tɾụ bê tônɡ νẫn ᴄòn ɡiữ nɡᴜyên hình dạnɡ ᴄhᴏ đến nɡày nay.

Mời bạn xеm lại hỉnh ảnh νị tɾí Hồ Cᴏn Rùa thеᴏ ᴄáᴄ thời kỳ:

Tháp nước khi vừa mới xây xong, xung quanh chưa có cây

Từ thập niên 1920, Đài kỷ niệm chιến sĩ trận vong được xây dựng sau khi phá bỏ tháp nước

Năm 1928

Đô đốc Madden đặt một vòng hoa tại đài tưởng niệm (Ngày 13 tháng 12 năm 1949)

Năm 1950

Đến đầu thập niên 1960, công trình này vẫn còn

Năm 1964, tượng đài bị phá hủy

Từ năm 1967, đài kỷ niệm mới được xây, có hình con rùa trong một hồ nước

Sau 1975, con rùa bị phá bỏ

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Đăng vào ngày


Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

Phim Ấn Độ ! (R)

 *** Phim tình cảm ca vũ nhạc Ấn Độ !

Nếu có lần xem film Ấn Độ, bạn sẽ thấy các film đều có nội dung khá giống nhau : 1 câu chuyện đơn giản, mà trước khi có ai......chết thì y như rằng sẽ có 1 bài hát, rồi đương sự mới chịu......tắt thở......giống như các vở cải lương của ta, bị lụi 1 dao mà người sắp ngáp cũng phải ca cho xong 6 câu vọng cổ ai oán rồi mới được.....khiêng vào hậu trường !

Lạ là film của Ấn từ hồi nào tới giờ vẫn vậy, không thay đổi, không có cải tiến nào về kỹ thuật hay kỹ xảo như các film của Holywood........

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Biết đủ là bao nhiêu ?

 *** Người khôn ngoan luôn khuyên chúng ta : "Biết đủ là đủ, tự hài lòng chính là hạnh phúc"

Vậy, khi nào mới đủ ? Khó đấy, tham, sân, si là tánh........bẩm sinh của con người mà ! Từ lúc mới sinh, con người luôn muốn giành giật mọi thứ, từ thức ăn, đồ chơi......cho riêng mình, khi đi học thì luôn muốn dẫn đầu lớp, ra đời thì luôn muốn vơ thật nhiều tiền, nhiều thứ tốt đẹp khác vế cho riêng mình, lương thiện thì làm mọi việc bằng tài năng thật của mình, nếu bất tài thì dùng thủ đoạn để chiếm đoạt công sức của người khác, miễn sao vơ vét thật nhiều, dầu dùng cả đời cũng không hết tiền, nhưng cứ vơ vào, dành cho con, rồi đến cháu, chắt......sao cho xứng với câu "muôn đời vinh hiển"

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Big eye ! (rồi)

 *** Film "Big eye", 1 câu chuyện về nhân quả ! 

Năm 1950, Margaret, sau khi bỏ trốn khỏi một cuộc hôn nhân tan vỡ, đã gặp Walter Keane, cả 2 người nhanh chóng nảy sinh tình cảm nhờ có chung sở thích hội hoạ và quyết định lấy nhau. Margaret là một hoạ sĩ vô cùng tài năng, với phong cách riêng biệt là những em bé với đôi mắt to ma mị, thế nhưng bà lại rất yếu đuối và hầu như không có cơ hội phát triển trong một xã hội trọng nam khinh nữ  lúc bấy giờ, Walter, trái lại, là một người có tài ăn nói khéo léo cùng cái đầu ranh mãnh, đã giúp Margaret đưa những tác phẩm của mình trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Do có lòng tham và luôn mơ được nổi tiếng, hắn ta đã tự nhận luôn mình là tác giả của loạt tranh này, Margaret bị bắt phải lao động miệt mài trong bí mật để giúp Walter duy trì danh tiếng và tiền tài.....đến 1 ngày, Margaret gặp được những người truyền giáo, họ đã giúp bà nhận ra quyền lợi của phụ nữ, và bà đã quyết định vạch trần sự thật về một trong những hiện tượng mỹ thuật đình đám nhất.

Sau khi ly hôn, Margaret quyết định giành lại những gì mà mình đáng được nhận. Cuộc chiến pháp lý mà bà tiến hành đã kéo dài tới 16 năm. Ở  phiên tòa, Margaret và Walter cùng xuất hiện tại tòa để vẽ tranh, nhằm chứng minh ai là tác giả thực sự. Margaret đã hoàn thành nhiệm vụ vẽ tranh trước tòa còn Walter, vì không biết vẽ, đã viện cớ bị đau vai.......nhưng cũng đủ để bồi thẩm đoàn kết tội lừa đảo, phải trả lại hết số tranh mà bà vợ cũ đã vẽ, rồi phải sống và chết trong đói nghèo......"nhân nào quả nấy", khi anh đã bất tài lại còn muốn nổi tiếng thì......khó đấy !

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

Phở gà Saigon ! (rồi)

 *** Phở gà Saigon :

Nhà báo Lê văn Nghĩa viết trên báo Thanh Niên ngày 10/3/2019 về sự ra đời của món phở gà : ....." Đứng từ ngã ba Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch bây giờ) - Hiền Vương (Võ Thị Sáu) là sẽ thấy những chiếc xe hơi đậu san sát chở khách vào những tiệm phở gà Cát Tường, Kim Hồng, phở gà Hiền Vương, Hương Bình, phở Bình, Chí Thành dọc theo đường Hiền Vương. Đây được gọi là con đường phở gà tiêu biểu của Sài Gòn lúc đó (trước 1975), tất nhiên cũng còn những quán phở nhỏ nằm ở khu vực khác, không tập trung như khu phở Hiền Vương như quán phở gà Nam Xuyên chẳng hạn - chỉ để cái xe trước cửa nhà trong con hẻm ở đường Trần Quang Diệu nhưng cũng được cầu chứng bởi những cái miệng sành ăn phở.......Người ta kể rằng : Thị trưởng Hà Nội thời đó không chiều lòng các ông mê phở bò khi Hà Nội trước năm 1950 có hai ngày trong tuần mà những người chuyên môn ăn phở bực mình: thứ sáu và thứ hai. Hai ngày đó là hai ngày không thịt bò cho dân chúng tiêu thụ. Các gánh phở bò xoay qua bán phở gà. Có một số người nghiện phở bò không chịu ăn phở gà. Nhưng sau cùng, khẩu vị lại thua cái bao tử hay thói quen ăn phở buổi sáng nên đành phải ăn, rồi quen, mà lại thấy......ngon ! Vì nước dùng của phở gà đậm đà mà lại thanh chứ không gây mùi bò, ăn vào nhớ lâu !!! Nhà báo Hà Đỗ khen hàng phở gà ở phố Triệu Việt Vương (Hà Nội): “Nước lèo vàng óng ánh mỡ nổi váng từng quãng, từng quãng. Tôi chịu vị phở gà hơn phở bò quý vị ạ. Và một miếng phở vào miệng, nhai từ từ miếng thịt có da, sao nó mềm mại mà mỡ màng thơm ngon bổ béo đến thế. Nó không như anh phở bò dù nước lèo đã tẩy gừng kỹ sao vẫn có mùi hôi... Có người chê tô phở gà yếu kém không được "hào hùng" như tô phở bò. Ấy là một điều ngộ nhận, theo ý của riêng tôi, phở gà không ồn ào...... Thế thôi. Còn nó cũng hùng lắm chứ… Ăn xong tô phở gà, no bụng rồi, ấy mà sao lạ quá, người vẫn thấy thanh thản nhẹ nhàng, không thấy nặng bụng, không thấy trì phệ như sau khi ăn tô phở bò” (Phở Hà Nội - Tạp chí Văn Học Sài Gòn - 1972). Nhà văn Vũ Bằng, sau khi nhẩn nha tô phở gà sáng thì nhẹ nhàng hơn “phở gà cũng có phong vị riêng của nó, khác hẳn phở bò. Điều người ta nhận thấy trước nhất là phở gà thanh hơn phở bò… Bát phở gà có phong vị của một nàng con gái ấm áp - nếu ta so sánh một bát phở bò với một chàng trai hào khí bốc lên ngùn ngụt…”. Như vậy là đã rõ một điều phở gà là đứa em của phở bò, sinh ra từ những ngày Hà Nội không có thịt bò để nấu phở. Nghe nói đã có lúc các chủ quán chế biến cả phở lợn (chứ không phải phở heo) rồi cả phở chó (đọc đến đây là biết người miền nào sáng chế rồi hén). Rốt cuộc chỉ có phở gà là sống nhăn......Hóa ra, phở gà mới chính là món độc quyền (và có cầu chứng nhãn hiệu) của Việt Nam !

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

Kỹ xảo CGI (rồi)

 

*** Kỹ xảo điện ảnh (2) : Tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ CGI trong điện ảnh

CGI là viết tắt của cụm từ Computer-Generated Imagery – đây là một công nghệ cho phép người dùng thực hiện các mô phỏng hình ảnh (động hoặc tĩnh) bằng phần mềm máy tính.

Hay nói cách khác, thuật ngữ CGI thường được dùng để chỉ những hình ảnh đồ họa 3D, nhân vật 3D, hoạt họa 3D, hay những hiệu ứng đặc biệt… được dựng lên trong Game hoặc trong Phim bằng những phần mềm đồ họa chuyên dụng.

Công nghệ CGI thường được sử dụng với mục đích để phục vụ cho các hình thức giải trí như chương trình truyền hình, trò chơi điện tử (game), hoặc là quảng cáo, phim ảnh, nghệ thuật…

Công nghệ CGI giúp cho nhà làm phim tạo ra những thước phim hoành tráng, những khung cảnh và vật thể hư cấu chuyển động nhịp nhàng thông qua nhiều thuật toán…. thay vì việc phải sử dụng những mô hình vật lý cầu kì, phức tạp hay những phương pháp thủ công thô sơ.

Ngoài ra, công nghệ CGI còn giúp giảm bớt rất nhiều kinh phí làm phim cho các nhà sản xuất, ví dụ như việc tạo ra một đội quân mô phỏng chẳng hạn, điều này giúp cho các nhà làm phim tiết kiệm được rất nhiều nhân lực và đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với việc phải thuê hàng ngàn diễn viên quần chúng cho việc đó.

Hơn thế nữa, CGI sẽ giải quyết những cảnh quay khó, những cảnh quay không có thật và cả những cảnh quay nguy hiểm, không an toàn cho diễn viên trong những bộ phim bom tấn hành động mà ta vẫn thường thấy.

Để tạo ra những trận chiến mãn nhãn, hay những khung cảnh hư cấu đẹp như trong mơ bằng công nghệ CGI thì sẽ là cả một quá trình vô cùng công phu và kiên trì. Nó phức tạp hơn chúng ta nghĩ rất nhiều !

Và thông qua việc chỉnh sửa hình ảnh dựa trên Pixel 2D (ảnh 2D) sẽ tạo thành các mô phỏng hình ảnh ba chiều (ảnh 3D) theo ý muốn của nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, phần mềm đồ họa 3D cũng có thể ứng dụng để tạo ra CGI bằng cách mô phỏng không gian dưới dạng lưới hay dưới dạng hình học phẳng sau khi lồng ghép chúng với nhau.

Cuối cùng, người thiết kế sẽ tạo thêm các hiệu ứng môi trường nhằm hoàn thiện khung cảnh xung quanh như đổ bóng, ánh sáng mặt trời, nước mưa, đường đạn bắn, …

Nếu như bạn thường xem và để ý những cảnh quanh hậu trường của các bộ phim bom tấn thì chắc chắn bạn không còn lạ lẫm gì với những tấm màn phông xanh “ảo diệu” đằng sau rồi đúng không 🙂

Vâng, đó là một kỹ thuật có tên là Compositing. Khi thực hiện, các diễn viên sẽ phải tự tưởng tượng khung cảnh xung quanh, nhập tâm hoàn toàn với nhân vật để diễn cảnh trong phim dù họ chỉ đang đứng trước một tấm phông xanh chẳng có gì nổi bật.

Sau khi quay xong, đội ngũ kỹ xảo sẽ phải tiến hành quá trình thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh…. từ đó những hiệu ứng của CGI sẽ được thêm vào.

Thế mới thấy được diễn viên tài tình như thế nào 😀 một mình với cái phông xanh đằng sau mà diễn như thật. Trên phim thì cảnh quay hoành tráng như vậy, chứ khi diễn thì đứng múa may một mình, không khác “ngáo” là mấy 😀

Kỹ xảo điện ảnh ! (rồi)

 *** Kỹ xảo điện ảnh (1) :

Nếu bạn có xem 1 film của nước ngoài về thảm họa do thiên nhiên gây ra như động đất, sóng thần, hỏa hoạn, núi lửa đang phun trào......thì có thể nhận ra : kỹ xảo điện ảnh của nhiều nước quá tuyệt vời, mà, với trình độ như hiện nay, điện ảnh của VN còn rất lâu mới làm được......vì sao ? Tiền, tốn rất nhiều tiền, mà, nếu có ai đó chịu bỏ tiền ra làm cho bằng chị bằng em, thì biết đến bao giờ mới thu hồi vốn được ?

Bạn nên biết, dựng 1 cảnh quay, càng hoành tráng bao nhiêu thì cáng tốn tiền bấy nhiêu ! Thí dụ : cảnh truy nã mấy tên tội phạm đang có mặt ở 1 sân bay, ta thấy có rất nhiều hành khách đang làm thủ tục với hành lý lỉnh kỉnh, nhân viên sân bay, cảnh sát và cảnh rượt đuổi trong khu vực này, nên nhớ, tất cả người có mặt trong cảnh quay đều là.......diễn viên với đủ loại quần áo, đủ các lứa tuổi, nam, nữ.......còn các cảnh nhà sập, cầu đường bị đứt, đổ sập, con người chết đuối hoặc chết cháy.....mà, tất cả đều là cảnh giả, mà phải làm y như thật thì, VN.......bó tay thôi ! Vì vậy, film của ta hiện chỉ toàn mấy cảnh.......cãi nhau chí chóe từ......phòng này sang......phòng khác mà thôi ! Còn muốn thực hiện các kỹ xảo phức tạp, ta phải nhờ các công ty chuyên môn thực hiện hộ, tốn cả đống tiền, làm sao có......lời ? Mặc dầu, ngày nay, các cảnh thiên tai như động đất, đua xe ngoài đường xá đông đúc, các trận đụng độ với cả ngàn người tham chiến đều được máy tính thực hiện (kỹ thuật CGI), mà ta không làm được !