Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

Giờ GMT :

 Giờ GMT (viết tắt từ tiếng Anh Greenwich Mean Time nghĩa là “Giờ Trung bình tại Greenwich”) là giờ Mặt Trời tại Đài thiên văn Hoàng Gia Greenwich tại Greenwich gần thủ đô Luân Đôn nước Anh. Nơi đây được quy ước nằm trên kinh tuyến số 0.

Trên Trái Đất, thời gian biến đổi dần dần từ Đông sang Tây. Tại một thời điểm xác định, có vùng đang là buổi sáng, có vùng khác lại đang là buổi tối. Trong lịch sử, người ta dùng vị trí Mặt Trời để xác định thời gian trong ngày (gọi là giờ Mặt Trời), và các thành phố nằm ở các kinh tuyến khác nhau có thời gian trên đồng hồ khác nhau.

24 đường kinh tuyến chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 phần bằng nhau, người ta quy ước, về mặt thời gian, vùng bị giới hạn bởi hai kinh tuyến liền kề nhau được gọi theo tiếng Anh là “time zone”, tiếng Việt gọi là múi giờ. Chênh lệch giờ giữa các múi giờ liền kề nhau là 1 giờ. Mọi múi giờ trên Trái Đất đều lấy tương đối so với giờ GMT. Một số địa phương có thể thay đổi múi giờ theo mùa. Ví như, vào mùa hè, một số nước ôn đới hoặc gần vùng cực thực hiện quy ước giờ mùa hè, chỉnh giờ sớm lên một giờ. Điều này khiến chênh lệch giờ giữa các địa phương thêm phức tạp.

Theo Wikipedia, múi giờ đầu tiên trong lịch sử được ngành đường sắt Anh đặt ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1847, gọi là múi giờ GMT. Các đồng hồ trong vùng này đều chỉ cùng giờ với đồng hồ đặt tại đường kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Ngày 23 tháng 8 năm 1852, tín hiệu thời gian được truyền lần đầu bằng điện tín từ Đài thiên văn Greenwich. Đến năm 1855, hầu hết các đồng hồ công cộng tại nước Anh có cùng giờ GMT, tuy nhiên phải đến ngày 2 tháng 8 năm 1880, giờ này mới được chính thức đưa vào luật.

Tác giả Văn Đức Ngọc Thạch, trong trang Thảo luận: Múi giờ trên Wikipedia, đã khẳng định: “Về nguyên tắc, các vùng nằm trong cùng một múi giờ sẽ có giờ giống nhau. Tuy nhiên, các vùng nằm trong một quốc gia thường được thống nhất dùng chung một giờ cho thuận tiện, không gây nhầm lẫn cho dù chúng nằm trên các múi giờ khác nhau. Có những quốc gia trải dài trên nhiều múi giờ (như Mỹ) buộc phải dùng các giờ khác nhau cho những vùng khác nhau”.

Cũng có quốc gia tuy nằm trên cùng một múi giờ nhưng lại dùng giờ lệch nhau do nguyên nhân chính trị. Điển hình là Việt Nam trước khi thống nhất vào năm 1975: chính phủ Việt Nam Cộng hòa dùng giờ GMT+8, còn chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng giờ GMT+7. Đây chính là sự khác biệt trong ghi chép của các tác giả về thời điểm treo cờ Giải phóng trên nóc Tòa Thị chính Đà Nẵng vào ngày 29-3-1975. Thời khắc đó, theo giờ Việt Nam Cộng hòa là 12 giờ 30 phút, theo giờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là 11 giờ 30 phút. Nghĩa là cả hai cách ghi đều… đúng!

Nói thêm, thực ra số “time zone” (múi giờ) trên Trái Đất hiện không còn là 24 nữa, bởi lẽ do nhu cầu địa phương hóa đã phát sinh các giờ lẻ (tạm gọi là như vậy) như GMT+04:30, GMT+05:30, GMT+05:45…

Nước mắm : (R)

 


*** Có khi, ta cũng chưa biết......

- Những ai lâu nay nghĩ rằng nước mắm có nguồn gốc từ phương Đông sẽ ngạc nhiên khi đọc thông tin từ bài viết “Fish Sauce: An Ancient Roman Condiment Rises Again” trên trang npr.org (National Public Radio - Đài Phát thanh Mỹ), được trang mamthuyennan.com dịch và biên tập lại với tít đề “Nguồn gốc xa xưa của nước mắm”.

Theo bài đã dẫn, nước mắm có nguồn gốc từ La Mã, một đế chế hùng mạnh với đường bờ biển dài, từ thế kỷ thứ I trước CN đã có ngành hàng hải phát triển. Để tích trữ khối lượng cá khổng lồ đánh bắt được, người dân ở đây đã nghĩ ra cách xếp cá thành lớp xen kẻ với muối trắng cho đến khi chúng lên men và trở thành một món ăn có mùi vị hấp dẫn.

Người La Mã xưa đã nghĩ ra rất nhiều loại mắm dựa trên phương pháp lên men, có loại mắm buộc phải được muối từ cá nguyên con, có loại thì chỉ sử dụng phần máu và mang cá. Trong đó “garum”, hỗn hợp được lên men từ ruột cá và muối là loại mắm phổ biến nhất thời đó.

Người ta đã tìm thấy nhiều tài liệu trong giai đoạn thế kỷ III đến thế kỷ IV đề cập đến “garum”, dấu vết xương cá trong một nhà máy sản xuất “garum” ở Pommeii, một thành bang của La Mã cổ đại, thuộc nước Ý ngày nay. Từ Ý, nước mắm đã lan tỏa đến Tây Ban Nha rồi Bồ Đào Nha và sang cả Bắc Phi.

Nước mắm đã trở thành một phần quan trọng trong ẩm thực và phổ biến như rượu ở La Mã thời đó. Người ta còn pha nước mắm với rượu, mật ong, dầu ô-liu, giấm hoặc thảo mộc để thành một loại nước chấm hỗn hợp.

Tuy nhiên, nước mắm cổ đại khác với ngày nay ở điểm là nó nhạt hơn rất nhiều. Người xưa chỉ dùng khoảng 15% hỗn hợp muối thay vì 30% hoặc 50% như bây giờ. Với tỷ lệ muối như vậy, môi trường lên men giải phóng nhiều protein, dồi dào dinh dưỡng, đậm đà vị mắm.

Lan tỏa sang nhiều quốc gia, nước mắm biến đổi để hòa hợp, để trở thành một phần văn hóa ẩm thực của đất nước bản địa. Ở phương Tây, nước Ý có món colatura di alici chính là một phiên bản của nước mắm. Ở phương Đông, nước mắm có mặt ở Thái Lan với tên gọi “nam-pla”, ở Trung Quốc là  “yu lu”, ở Indonesia là “kecap ikan”, ở Phillipines là “patis”…

Tuy nhiên, cùng với sự sụp đổ của đế chế La Mã vào thế kỷ V, nước mắm cổ đại cũng dần chìm vào quên lãng. Theo các nhà nghiên cứu, khi nhà nước La Mã suy vong, muối bỗng trở nên đắt đỏ bởi nhà nước sau đó đã đặt mức thuế rất cao cho muối. Điều này làm ngành sản xuất nước mắm lâm vào khó khăn, đình trệ rồi phá sản.

Một trong những hệ quả khác từ sự suy vong của La Mã kéo theo việc nghề sản xuất mắm biến mất là nạn tràn lan của cướp biển. Vì không có sự bảo vệ của nhà nước, các thành phố ven biển bị bọn cướp biển hung hăng phá hoại gần như toàn bộ, ngành chế biến thủy hải sản huy hoàng một thời cũng vì thế mà tiêu vong.

Ngày nay, muốn tìm được một vài hũ colatura di alici ở Ý cũng rất khó khăn. Nước mắm Ý đã gần như biến mất. Ở vùng Tây Nam nước này, người ta vẫn còn duy trì được việc sản xuất chúng nhưng quy mô rất nhỏ và gần như không được biết đến.

Do những hệ quả của lịch sử và biến động văn hóa, ngày nay nhiều nhà hàng khuyến cáo đầu bếp của mình không dùng nước mắm cho các món Tây như một việc hiển nhiên. Món Garum huyền thoại của đế chế La Mã ngày xưa nay chỉ nằm trong phần lịch sử ít được biết đến của nhân loại.

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2024

FB Reels : (R)

 Facebook Reels là cách mới để tạo video ngắn, thú vị, được đối tượng mới biết đến và trở thành một phần của những khoảnh khắc văn hóa trên Facebook. Bằng cách thêm hiệu ứng và nhạc vào thước phim hoặc sử dụng âm thanh gốc của mình, bạn có thể làm cho ý tưởng trở nên sống động và chia sẻ với đối tượng. Thước phim bạn tạo sẽ xuất hiện ở những vị trí như Bảng tin Facebook, phần Reels trên Facebook hoặc trang cá nhân Reels của bạn.

Cách tạo Thước phim trên Facebook :

  1. Mở Facebook và đảm bảo bạn đang sử dụng phiên bản mới nhất của ứng dụng.
  2. Nhấn vào Tạo từ phần Reels trên Bảng feed hoặc nhấn vào biểu tượng camera ở trên cùng bên phải trong khi xem một thước phim.
  3. Thêm video vào thước phim :
    • Nhấn vào nút Quay để thêm video mới.
    • Nhấn vào biểu tượng ảnh ở góc dưới bên trái để thêm clip video vào thước phim.
  4. Thêm âm thanh, văn bản, hiệu ứng, phụ đề hoặc bộ hẹn giờ vào thước phim bằng cách nhấn vào biểu tượng ở bên phải màn hình. Tìm hiểu thêm về các công cụ sáng tạo dành cho thước phim tại đây. Nhấn vào Tiếp khi bạn hoàn tất.
  5. Viết mô tả cho thước phim.
  6. Chọn đối tượng cho thước phim.

    Lưu ý: Thước phim được đặt ở chế độ công khai theo mặc định. Trang kinh doanh hoặc trang của người sáng tạo nội dung chỉ có thể đăng thước phim ở chế độ công khai.

  7. Nhấn vào Chia sẻ thước phim để đăng thước phim./.

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2024

Tài trợ chứ không biếu không..........

 Tài trợ thương mại là hình thức trung gian giữa người mua và người bán, nhằm hỗ trợ tài chính để kinh doanh. Trong đó, ngân hàng đứng ra làm trụ cột trung gian, cung cấp các khoản tài trợ cho doanh nghiệp . Mục đích của hình thức này là nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.......

Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2024

Loãng xương : (R)

 



*** Dấu hiệu loãng xương ở người cao tuổi :


 Loãng xương là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và có thể dẫn đến tình trạng gãy xương. Vậy dấu hiệu để nhận biết loãng xương ở người cao tuổi là gì ?

Biểu hiện loãng xương ở người cao tuổi :

Loãng xương ở người cao tuổi là tình trạng bệnh lý do quá trình lão hóa. Theo thời gian tất cả các cơ quan trong cơ thể người đều lão hóa, tuy nhiên mỗi người lại có một mức độ khác nhau và loãng xương ở mỗi người cũng khác nhau.

Loãng xương là bệnh lý diễn ra âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng. Thông thường ở giai đoạn đầu, bệnh sẽ không có biểu hiện gì. Khi loãng xương ở mức độ nặng sẽ có một số dấu hiệu như:

Đau nhức xương khớp và cột sống, đây là dấu hiệu thường gặp nhất. Cơn đau nhức thường xảy ra ở các khớp như thắt lưng, khớp gối, khớp háng…

- Giảm chiều cao, cột sống gù hoặc vẹo

- Dễ bị gãy xương do va chạm nhẹ hoặc ngã.

- Có thể gặp tình trạng chuột rút, đổ nhiều mồ hôi, cảm thấy ớn lạnh…

Nhiều người cho rằng loãng xương không nguy hiểm tới sức khỏe bởi không gây ảnh hưởng tính mạng. Tuy nhiên, mức độ loãng xương ở mỗi người là khác nhau và nếu không điều trị loãng xương có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hàng ngày, trong trường hợp nặng có thể gây tàn phế hoặc tử vong.

- Gây mất ngủtrầm cảm. Người bị loãng xương sẽ xuất hiện các cơn đau xương khớp gây gián đoạn giấc ngủ, mất ngủ. Nếu không điều trị, những cơn đau này dễ khiến người cao tuổi rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài từ đó có thể rơi vào trầm cảm.

- Dễ bị gãy xương không phải do va chạm hoặc vận động mạnh. Tình trạng loãng xương có thể khiến người cao tuổi dễ bị gãy xương và gặp khó khăn hơn trong vấn đề sinh hoạt hàng ngày.

- Tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi. Có khoảng 30-50% các trường hợp bị gãy cổ xương đùi đã tử vong sau một năm.

Nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi :

Nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi được chia làm 2 loại : thứ phát và nguyên phát.

Nguyên nhân thứ phát gây loãng xương ở người cao tuổi thường gặp là :

- Dùng thuốc: Một số loại thuốc tránh thai, thuốc corticoid có nguy cơ gây loãng xương rất cao.

- Có tiền sử chấn thương về xương khớp.

- Người mắc một số bệnh mạn tính như bệnh nội tiết liên quan tới tuyến giáp, bệnh thận nặng… làm tăng đào thải canxi và giảm khá năng hấp thụ canxi.

Nguyên nhân nguyên phát :

Đây là nguyên nhân thường gặp gây loãng xương ở người cao tuổi. Những người trên 50 tuổi đa phần sẽ có nguy cơ mắc loãng xương và phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn nam giới. Ở phụ nữ, sau tuổi 50 thường diễn ra quá trình suy giảm nội tiết tố estrogen, giảm hormone tuyến cận giáp làm tăng thải canxi niệu.

Tuổi càng cao, xương càng trở nên mỏng đi và quá trình tái tạo xương cũng giảm xuống do thói quen ít vận động. Hơn nữa, người cao tuổi thường ít ra ngoài, khả năng tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời cũng vì thế mà giảm xuống. Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể cũng dần lão hóa từ đó làm giảm khả năng hấp thụ canxi.

Điều trị loãng xương ở người cao tuổi :

Tùy thuộc vào mức độ loãng xương ở mỗi người, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

- Điều trị loãng xương không dùng thuốc: Thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng. Người cao tuổi có thể bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C, D, duy trì uống sữa hoặc sử dụng các sản phẩm từ sữa hàng ngày. Trong chế độ ăn nên bổ sung các loại rau nhà họ cải có màu xanh đậm, hải sản có vỏ.

Bên cạnh đó, việc vận động thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng cũng là cách để cho xương khớp chắc khỏe và giảm thoái hóa khớp. Người cao tuổi có thể lựa chọn một số bài tập như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, yoga…

- Điều trị loãng xương bằng thuốc : Hiện tại việc dùng thuốc canxi, vitamin D để điều trị loãng xương ở người cao tuổi đang là phương pháp chính giúp tái tạo xương. Bên cạnh đó còn có các loại thuốc điều trị loãng xương và chống hủy xương bằng đường uống, tiêm hoặc truyền. Tùy thuộc vào từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

Tuy nhiên, người cao tuổi nên lưu ý, tình trạng loãng xương không thể điều trị dứt điểm được. Thay vào đó các phương pháp sẽ làm tăng mật độ xương, giảm biến chứng và giúp tình trạng bệnh không tiến triển nặng hơn. Các đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương nên bổ sung canxi trong thực đơn hàng ngày để hạn chế nguy cơ mắc loãng xương./.

Chuyện người già..........

 


Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

*** Chuyện phiếm Cuối Năm về......."Người Già" !

 

 Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên? Hồi xưa lúc còn ở Việt Nam tôi thường nghe nói đến những người từ 50 tuổi trở lên được (bị) gọi là người già. Chỉ gọi là “người già” chứ không ai gọi “người lớn tuổi” hay “người cao niên” như sau này. Ra đường thấy “người già” thì gọi “ông già” “bà già” chứ không ai gọi “ông cao niên” hoặc “bà cao niên”.

Nhưng nói chung, cho dù gọi bằng thứ chữ nghĩa nào thì “ông già” vẫn là “ông già” và “bà già” vẫn cứ là “bà già”. Để biết được ai là người già, chỉ cần nhìn qua vóc dáng bên ngoài như tóc bạc, da nhăn, đi đứng chậm chạp, nói năng từ tốn, mắt kém, tai lảng…vân vân…Nhưng với những “xảo thuật” của văn minh nhân loại, người ta có thể biến “tóc bạc” thành “tóc đen”, biến “da nhăn” thành “da láng cón”, đôi mắt “lờ mờ” thành đôi mắt sáng, tai điếc thành tai hết điếc…Kể ra có rất nhiều món ăn chơi khiến mấy ông già bà già vực lại vóc dáng mĩ miều như xưa đôi chút và những cơ phận suy thoái trong cơ thể cũng được phục hồi phần nào.

Người già – đặc biệt là “các bác già gái” có thể ngụy trang bằng “tóc giả”, bằng “răng giả”, bằng “mắt giả”, bằng “tiền vệ giả”, bằng “hậu vệ giả…nhưng những bộ phận bên trong thì không thể nào có “đồ giả” được như trái tim, lá phổi, bộ não…Đó là chưa kể đến những thứ mà thời chưa phải là “ông già” hay “bà già” chưa có được, nay lại có để mang vào mình. Chẳng gì xa lạ! Đó là những “con bịnh”. Đây chính là kẻ thù của những ông già lẫn bà già. “Nam nữ bình quyền” nên “bịnh” không chừa một ai. Ba căn bịnh thông thường mà đa số người già thường mang “từ đầu đến chân” là: cao máu, cao mỡ và cao đường. Nhiều lần tôi nghe câu phán như đinh đóng cột này: “Ba cao một thấp” tức là ba loại “cao” nói trên cùng với một thấp là “thấp khớp”. Những bịnh khác đáng kể là đau cột sống, đau thần kinh tọa, trụy xương đầu gối… Đó là chưa kể một số bịnh “cao cấp” khiến ai cũng ngán như đau tim, liệt não, đau thận, ung thư…Có cả tá bịnh dành tặng cho người già kể ra không hết.

Đừng nói chi đâu xa, như tôi đây cũng được ông trời tự động cho đứng chung hàng ngũ với những người già mà không cần phải làm đơn cứu xét gì cả. Cách nay chừng hơn ba mươi năm lúc còn ở Việt Nam, một hôm đang ngồi nghỉ trưa ở ghế thì bỗng dưng nghe cái đầu bừng bừng khó chịu. Đi cho bác sĩ khám. Kết quả: cao máu! Ở Mỹ dạo còn đi làm, giờ nghỉ ăn trưa xong độ ba mươi phút sau thấy ruột cồn cào, người mệt, toát mồ hôi, về nhà mét vợ, vợ phán: tiểu đường! Khuya đang ngủ bỗng nghe ngón chân cái đau điếng như có ai lấy miểng chai rạch vào. Hôm sau đi bác sĩ lại nghe phán: gout! Đại khái đó là những con bịnh chính, còn những bịnh khác thì tính ra cũng kha khá chẳng hạn như có một ngày đẹp trời, lái xe ghé phòng bác sĩ khám mắt. Khám xong phán: mắt cườm! Phải mổ. Mổ thì mỗ. Mỗi tuần mổ một con. Rồi cầm cái toa đi làm kiếng, mỗi bên mỗi độ khác nhau. Lại bày đặt làm cái kiếng hai tròng. Tròng trên đeo vào để thấy đường lái xe. Tròng dưới mang vào để đọc sách, đọc email, đọc facebook, đọc đủ loại messages, messengers từ bốn phương trời gửi tới …nhưng không có ai gửi thư viết tay như thư tình chẳng hạn để đọc…

Chưa hết…cũng vào một ngày đẹp trời…vợ từ dưới nhà gọi vọng lên lầu. Nghe thoang thoảng tưởng nàng đang cất giọng hát “anh có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ…Anh có nghe nai vàng hát khúc yêu đương…Và anh có nghe…”. Cứ tưởng tiếng ca du dương đang lọt vào tai nên cứ ngồi yên thưởng thức. Chừng phút sau tiếng hát trở thành tiếng quát “Anh có nghe hay không? Xuống bưng dùm nồi canh…” Thế là xuống lầu bê nồi canh nóng hổi ra khỏi bếp điện. Mà chẳng phải một lần đâu! Nhiều và rất nhiều lần như thế. Chán mớ đời! 

Cho đến một ngày vợ xúi đi bác sĩ khám tai. Đốc tờ làm hai ba cái test xong phán: điếc tai bên trái! Phải mang trợ thính! Mang thì mang sợ gì (chữ ‘sợ gì’ học được của ông Chính Đầu Đò). Nhét hai máy trợ thính vào hai tai thì nghe toàn những tiếng lao xao, xì xào, rột rẹt, cót két…đôi khi nghe như tiếng sắt tiếng chì khiến nhức cả cái đầu. Rồi ba lần bốn lượt thay đổi máy, vẫn đâu vào đấy! Cho đến một hôm cũng đẹp trời, con gái rõ chuyện nên mời bố già lên xe và chở thẳng vào nhà thương khám tai làm test rồi cũng phán: đeo trợ thính! Chiếc máy này giá cả làm tôi đau cái bụng quá nhưng đành phải mang vì con gái lo cho cha già nên nỡ nào không đeo. Ban đầu bà đốc tờ dụ khị mua hai cái và cho đeo thử, không thích thì mang trả. Mang được vài ngày nghe êm êm nhưng tai bên phải vốn nghe rõ, nay mang vào nghe cũng không tác dụng gì hơn, phí tiền nên mang trả. Kết quả là máy mới này khi đeo vào nghe nó êm tai chứ không còn nghe tiếng rì rào xột xoạt gì nữa. Tuy vậy nhiều lúc ở nhà cũng quên đeo nên vợ phải lên tiếng “gọi người yêu dấu xa vời…” 

Lúc đi ra ngoài gặp gỡ bạn bè thì mang nhưng lắm lúc quên đeo nên bạn bè cứ nói và ta cứ làm bộ như đang nghe rõ và gật gật cái đầu như người đã hiểu chuyện. Vụ này có thể nào là tội “gian dối” với bạn bè? Nghĩ lại, bạn bè già nhiều khi chỉ nói những chuyện “trời ơi đất hỡi” nên không lọt vô hai lỗ nhĩ cũng không sao…

Chẳng những một mình tôi bị điếc mà tôi biết chính xác trong đám bạn bè của tôi cũng có cả đám điếc, có đứa mang máy, có đứa không nên cũng sinh ra nhiều chuyện tức cười. Hôm tháng mười tôi đi dự một đám cưới, có hai anh bạn tôi biết là điếc ngồi gần nhau, không biết có mang máy điếc hay không nhưng hai người nói chuyện ra điều tâm đắc lắm…nói nói cười cười và người nào cũng chăm chú nghe. Khi tan tiệc tôi hỏi anh A (giấu tên): bồ nói chuyện gì với ông B mà thấy vui quá vậy? Anh ta trả lời: “Có nghe mẹ gì đâu!”. Tôi lại hỏi anh B: Ông và ông A nói chuyện gì mà vui vẻ thế? Anh B trả lời: Có nghe mẹ gì đâu! Thật chán mớ đời cho mấy ông già điếc…như tôi.

Chuyện của người già là chuyện dài bất tận. Vui có. Buồn có. Nhưng vui ít buồn nhiều. Mỗi người một hoàn cảnh. Mỗi người lãnh vào người năm ba thứ bịnh khác nhau. Tôi có nhiều bạn ở khắp nơi, thường liên lạc nên biết người này mới bị đột quỵ, người kia mới mổ tim, kẻ ngồi xe lăn, người đi chống gậy…Mới đây tôi làm một chuyến du hành sang California để tham gia sinh hoạt hội đoàn vừa thăm viếng bạn bè. Đến San Jose có bạn bệnh nặng không ra ngoài gặp bạn bè được, người khác vừa mổ tim hai tháng, ốm tong teo như cây sậy, đang phục hồi. Một trự khác vừa gặp bèn cầm bàn tay tôi đặt vào ngực chàng, thì ra chàng đang mang máy trợ tim. Xuống tới nam California gặp người bạn thân mới biết anh bị đột quỵ nặng, chữa khỏi và sức khỏe kém xưa rất nhiều. Cầu cho các bạn tôi chóng phục hồi sức khỏe. Như vậy, so với một số bạn của tôi, tôi vẫn là người tuy có mang những bệnh trời cho nhưng sức khỏe của tôi vẫn hơn một số bạn bè.

 

Tiếp tục câu chuyện người già. Cũng không đâu xa. Nơi tôi ở cũng nhiều bạn bè, già có, trẻ có. Đặc biệt là các bạn già thân thiết. Vài trường hợp đang diễn ra như sau:

Thứ nhất, bạn tôi từ thời trung học người rất khỏe, ăn nói hoạt bát, thể dục đều đặn và thường xuyên khuyên tôi phải ăn thứ này phải uống thứ nọ cho khỏe. Bỗng có một thời gian chừng hơn hai tháng không gặp nên tôi lái xe đến nhà thăm thì biết anh đột quỵ nhẹ và đã chữa khỏi hoàn toàn, sức khỏe bình thường trở lại. Nhưng anh cho biết là vợ con của anh không cho anh lái xe nữa! Anh rất buồn. Tôi hỏi “mày còn lái được hay không?”. Anh trả lời: Được chứ sao không! Tao vẫn còn khỏe mà…”. Vài lần tôi khuyên chị vợ nên để cho anh tiếp tục lái xe, chỉ lái vòng vòng gần nhà nhưng chị bảo con chị đã giấu chìa khó xe. Anh ta than với tôi về điều này và từ đó anh chỉ loanh quanh trong nhà, thỉnh thoảng con cái đến rước đi ra ngoài ăn uống rồi thảy lại về nhà. Chuyện đã hơn ba năm và mỗi lần tôi ghé thăm anh mừng lắm và chuyện trò vui vẻ. Như tôi đã đoán là anh sẽ lâm tình trạng “trầm cảm” nếu vợ con anh cứ nhất mực nhốt anh ở nhà. Mới đây tôi ghé thăm anh. Thấy lưng anh khòm, bước đi chậm chạp hẳn, giọng nói yếu ớt... Hỏi đến đâu anh trả lời đến đó, tôi gợi lại vài chuyện xưa, anh cũng nhớ. Nói xong anh ngồi im, quay mặt đi chỗ khác, mặt đờ đẫn trông rất tội nghiệp… 

Trường hợp thứ hai, tôi chơi rất thân với một anh bạn vong niên. 90 tuổi nhưng anh vẫn khỏe mạnh, thường lái xe đi đường xa đường gần và có mặt trong các cuộc sinh hoạt với bạn bè. Thế mà vào mùa xuân năm nay (2023) anh cho biết là đôi chân của anh tự dưng yếu hẳn, không bước đi được mà phải chống gậy “bước từng bước thầm” trong nhà. Anh không lái xe được nữa! Anh yêu cầu tôi nếu có gặp gỡ bạn bè trong nhóm thì ghé nhà chở anh đi. Tôi đã làm theo lời yêu cầu của anh lâu nay. 

Trường hợp thứ ba. Bạn tôi là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, trước ở Sacramento, sau dời về Houston. Chúng tôi thường gặp nhau trong các buổi sinh hoạt văn nghệ, đi cắm trại…mặc dầu đôi chân của anh yếu, phải có gậy chống mỗi khi đi ra ngoài. Anh không còn lái xe được nữa! Thế rồi một hôm – anh kể – mở cửa bước đi thì bị vấp té – lý do là mắt anh không còn thấy rõ nữa. Tôi ghé thăm và thấy anh mò mẫm viết trên những trang giấy không hàng không lối. Con anh chở đi bác sĩ suốt cả năm trời nhưng bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm. Anh rất buồn và mỗi lần muốn gặp bạn bè thì tôi ghé nhà chở anh đi. Cách nay hai năm anh di chuyển về tiểu bang North Carolina để tiếp tục điều trị nhưng, theo lời anh “mắt không bớt mù mà lại còn mù thêm! Tôi có hỏi “thị lực” của anh bây giờ ra sao? Anh cho biết “khoảng chừng 20 đến 25 phần trăm”. Vào thượng tuần tháng 11 vừa rồi anh gọi điện thoại cho tôi và báo:”Tôi đã đi được nửa đường”. Tôi hỏi: “Nửa đường là sao? Anh trả lời” “tôi đang trên đường về lại Houston…đi bằng Greyhound…”. Hôm sau tôi ghé nhà con anh để đón anh đi uống cà phê. Anh nói ở bên đó (North Carolina) buồn quá nên về lại đây thỉnh thoảng gặp anh em cho vui. Anh kể cho tôi nghe anh nghĩ ra cách để xử dụng bàn phím computer để tiếp tục viết truyện. Anh đã hoàn thành truyện ngắn “Người Mù” và về Houston anh sẽ tiếp tục viết và đặc biệt viết về đề tài “Mù”.

Do “Duyên”, tôi đã trở thành tài xế Uber cho ba người bạn của tôi. Tôi thương và quý trọng họ. Ngày nào tôi còn lái xe được, tôi vẫn đến đón họ – âu đó cũng là một việc Thiện mà trong Hướng Đạo dùng hai chữ “Giúp Ích”.

 

Cần nói thêm việc người già và thuốc men. Dĩ nhiên bịnh là phải uống thuốc. Đối với tôi, tôi thi hành khá đứng đắn việc uống thuốc, nhất là các loại thuốc nằm trong nhóm “ba cao”: máu – mỡ - đường. Nếu chỉ tính từ ngày qua Mỹ đến nay là 32 năm, mỗi ngày uống một viên thuốc cao máu, cho đến nay tôi đã ních hết 11,650 viên. Thuốc cao mỡ mỗi ngày 4 viên, 32 năm xơi đủ 46, 600 viên. Thuốc trị cao đường mới uống 22 năm, tính ra tổng cộng là 8,030 viên nằm trong bụng! Chưa kể những loại thuốc khác để trị các bịnh loại linh tinh như nhức xương, đau khớp, đau vai, đau bàn tay, nhức đầu sổ mũi hay bệnh gout…tổng cộng sơ sơ cả ngàn viên. Tạm đúc kết cho đến nay khi đang ngồi gõ gõ trên máy tôi đã nhét vào trong bao tử 86,280 viên thuốc đủ các loại! Riêng về món thuốc trị gout, theo chỉ dẫn của đốc tờ thì mỗi ngày ních một viên. Dĩ nhiên tôi thi hành đúng khi hai ngón chân đang quằn quại. Sau một tuần hết đau thì tôi ngưng uống thuốc một thời gian khá lâu, chừng cả năm. Sau đó tôi bắt đầu uống lại dù bịnh chưa tái phát nhưng chỉ uống hai viên mỗi tuần. Tôi tự giải thích như sau: vì tôi khoái xơi món phở bò và thích uống rượu vang là hai món giúp làm tăng lượng Acid uric trong máu nên phải uống cầm chừng cả vài năm nay, thấy cũng phê! Phở bò là món “quốc hồn quốc túy” khó mà từ bỏ được. Còn món rượu vang thì theo nhà báo Lê Văn là “Món Quà Của Thượng Đế”. Thượng Đế đã ban cho nhân loại mà không nhận hưởng thì khi chết xuống địa ngục hay leo lên được Thiên đàng e rằng khó trả lời với Ngài…   

 

Trở lại chuyện của tôi “đáng ghét”. Trước ngày lễ Tạ Ơn vừa qua trong khu vực tôi ở “Berkshire Community” có tổ chức “Chạy bộ” và “Đi bộ”. Để rà soát sức khỏe của mình nên tôi liều ghi danh môn “Chạy bộ”. Chạy hai miles. Đi bộ chỉ một mile. Khoảng ba mươi người chạy bộ đủ lứa tuổi già trẻ lớn bé nam nữ. Tôi chạy theo đám đông và không thể nào theo kịp mấy ông Mỹ ông Mễ nhưng cố bám sát, có lúc phải bước sãi rồi lại lết tiếp cho đến khi về đến đích. Đến nơi ban tổ chức tròng vào cổ tôi một chiếc Medal. Tối hôm đó nằm ngủ nghe hai bắp vế đau nhức dữ dội nên hôm sau lái xe vào Gym ngồi trong Spa cho nước nóng nựng hai bắp đùi. Liên tục ba ngày thấy hết đau hết nhức. Gặp bạn bè, người quen ai cũng bảo sức khỏe tôi tốt! Mừng ghê đi! Năm tới tôi sẽ bước lên bục tuổi tám bó…

5 dấu hiệu.............(R)

 

*** 5 dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo suy tim, đột quỵ và ung thư :

Một số dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm có thể cảnh báo bệnh tật, bao gồm cả các vấn đề ở tim mạch, gan và cả ung thư.

Sau 45 tuổi, nếu ban đêm đi ngủ cơ thể xuất hiện 5 dấu hiệu này, mọi người nên cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

1. Đau tức ngực vào ban đêm

Đau tức ngực khi nằm xuống vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề ở hệ tim mạch, hô hấp hoặc hệ tiêu hóa.

Những người mắc bệnh tim mạch vành thường xuất hiện tình trạng đau thắt ngực vào ban đêm. Nguyên nhân là do động mạch cung cấp máu cho cơ tim bị thu hẹp bởi các mảng xơ vữa khiến lưu lượng máu đến cơ tim giảm, từ đó gây ảnh hưởng tới chức năng của tim và dẫn đến tình trạng đau tức ngực.

Ngoài ra, tình trạng đau tức ngực kéo dài cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

2. Chuột rút, tê hoặc đau ở chân

Nhiều người hay bị chuột rút, tê hoặc đau nhức chân vào ban đêm có thể là dấu hiệu của việc cơ thể thiếu canxi. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu này kéo dài dai dẳng và không thuyên giảm, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh động mạch ngoại biên, tiểu đường.

Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, do các mảng xơ vữa và huyết khối, thường gặp nhất là các tổn thương động mạch vùng tiểu khung, chi dưới và chi trên.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh động mạch ngoại biên góp phần làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, đặc biệt là với những người có yếu tố nguy cơ cao như hút thuốc, mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc cholesterol cao.

Tiến sĩ Adam Staten, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), Anh cho biết: “Cơn đau chân xuất hiện vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng động mạch ngoại biên tương đối nghiêm trọng. Vì trong giai đoạn đầu, bệnh động mạch ngoại biên có thể gây ra các cơn đau chân khi hoạt động hoặc chuột rút ở bắp chân khi đi bộ.

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các động mạch có thể trở nên hẹp hơn, khiến lượng máu chảy xuống chân chậm hơn, các cơ bắp cũng không nhận đủ máu để hoạt động bình thường, các cơn đau và chuột rút có thể xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, hoặc vào ban đêm vì máu lưu thông đến chân sẽ bị ảnh hưởng khi bạn nằm thẳng”.

Bên cạnh đó, tình trạng tê chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, Người mắc bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu tương đối cao. Lượng đường trong máu cao sẽ gây hại cho hệ thần kinh và mạch máu, từ đó gây ra các hiện tượng đa xơ cứng mạch máu và làm thoái hoá hệ thần kinh. Đồng thời, tiểu đường có thể gây ra tình trạng viêm dây thần kinh, dẫn đến tê bì tứ chi.

Nếu tình trạng tê chân do tiểu đường ngày càng gia tăng và không được điều trị kịp thời, người bệnh còn có thể bị mất cảm giác về nhiệt độ và cảm giác đau đớn, ví dụ như khi ngâm chân bằng nước nóng hoặc bị vật nhọn đâm vào chân, người bệnh có khả năng sẽ không cảm nhận được.


3. Thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm

Thường xuyên thức dậy vào giữa đêm, chất lượng giấc ngủ kém có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe tim mạch, gan và phổi.

Gan là một ‘trung tâm’ trao đổi chất chính giúp chuyển đổi hormone và chất dinh dưỡng, đồng thời làm sạch máu. Gan sẽ giải độc một cách tự nhiên khi bạn ở trong chu kỳ giấc ngủ non-REM sâu nhất, thường rơi vào khoảng 1-3 giờ sáng.

Tuy nhiên, bác sĩ Brian Lun, Chuyên gia Y học Tích hợp và Chức năng, tại Thành phố Kansas, Mỹ cho biết: “Nhịp sinh học giúp đảm bảo rằng tất cả các cơ quan trong cơ thể hoạt động hài hòa với nhau. Trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ sáng, gan làm việc chăm chỉ để làm sạch và giải độc.

Tuy nhiên, nếu gan hoạt động kém hiệu quả khiến chất béo tích tụ và ứ đọng, cơ thể sẽ cố gắng phân bổ nhiều năng lượng hơn để tăng cường chức năng giải độc của gan và kích hoạt hệ thần kinh khiến mọi người thức giấc giữa đêm”.

Ngoài ra, thức dậy giữa đêm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Hội chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra khi lưỡi và các mô mềm ở hầu họng giãn ra, gây tắc nghẽn một phần hoặc tắc nghẽn hoàn toàn đường thở. Điều này có thể khiến phổi, não bộ, tim và các cơ quan khác trong cơ thể bị tổn thương do tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu.

4. Đau đầu

Đau đầu dữ dội, dai dẳng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ. Nguyên nhân là do tình trạng tắc nghẽn mạch máu não hoặc vỡ động mạch máu não khiến lượng máu chảy lên não bị gián đoạn. Tình trạng thiếu máu lên não có thể khiến nhu mô não bị thiếu oxy, thiếu dinh dưỡng, dẫn đến hoại tử tế bào não.

Vị trí của cơn đau đầu do đột quỵ có thể xuất hiện ở những khu vực khác nhau. Ví dụ như cơn đột quỵ bắt đầu từ vấn đề ở động mạch cảnh (động mạch chính ở cổ đưa máu lên não) có thể gây đau đầu ở khu vực trán; Hoặc đột quỵ xảy ra tại hệ thống động mạch ở đốt sống lưng (cung cấp máu cho phần sau của não) có thể gây đau phía sau đầu.


 5. Khó thở

Khó thở vào ban đêm có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo suy tim hoặc các vấn để ở phổi.

Suy tim khiến chức năng tim suy giảm, gây ảnh hưởng tới hoạt động bơm máu của tim. Tình trạng khó thở thường trầm trọng hơn vào ban đêm khi người bệnh nằm xuống do máu ở chân chảy ngược về tim khiến tim không thể xử lý kịp thời.

Ngoài ra, khó thở cũng có thể cảnh báo các vấn đề ở phổi, bao gồm cả ung thư phổi. Triệu chứng khó thở có thể xuất hiện đột ngột hoặc xuất hiện từ từ trong vài tuần hoặc vài tháng. Tình trạng khó thở cũng có thể tồi tệ hơn vào ban đêm khi nằm ngủ. Nguyên nhân gây khó thở có thể là do khối u chèn ép ở trong phổi.

Ngoài ra, ung thư phổi có thể gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi, khiến chất lỏng tích tụ xung quanh phổi. Chất lỏng tích tụ trong lồng ngực cũng có thể gây ra tình trạng khó thở.

Mộc Miên / Đời sống & Pháp luật/anle20

 

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2024

Đỉa : (R)


*** Con đỉa :

Theo wikipedia: Đỉa có tên tiếng anh là Leeches danh pháp khoa học: Hirudinea là một phân lớp sinh vật sống dưới nước thuộc ngành Giun đốt (Annelida) với đặc trưng cơ bản nhất là tổ chức cơ thể đã xuất hiện xoang cơ thể chính thức, cơ thể có phân đốt, hô hấp bằng mang.

Đỉa trâu có môi trường sống ở các đầm lầy, ao hồ, nơi vùng trũng có nhiều trâu bò hay động vật có máu nóng, loại đỉa này cũng thường sống ký sinh trên rau sống. Đỉa trâu sống ký sinh, sinh sản phát triển ngay trong cơ thể động vật và có sức sống khá mãnh liệt trong nhiều môi trường.

Đĩa trâu là loại sinh vật hút máu động vật và người rất đáng sợ, lượng máu hút của đĩa trâu lớn và khi hút máu xong có thể để lại sẹo trên da người. Nếu ấu trùng đỉa trâu lọt vào cơ thể động vật và người, nó có thể sinh sống và phát triển. Đỉa trâu khi bám vào sinh vật chủ, răng sẽ cứa vào da làm chảy máu vật chủ, nhờ có chất hirudin có hoạt tính gây tê cục bộ và chống đông máu tiết ra từ tuyến đơn bào trên thành hầu làm máu vật chủ không bị đông và đỉa rời vật chủ khi đã hút no máu. Sinh vật chủ khi bị đỉa cắn sẽ khó nhận biết và vị trí bị cắn khó cầm máu.

1.Đỉa có khả năng lây bệnh truyền nhiễm :

Cũng giống như muỗi, Đỉa hút máu người này rồi lại sang người khác nên những bệnh lây truyền qua đường máu Đỉa đều có thể mang bệnh đi cho người khác như Viêm Gan B, HIV… nhưng tỷ lệ khá ít bởi đỉa tìm được người hút máu đã khó, lại còn phải tìm đúng người mang bệnh, hơn nữa, mỗi năm đỉa chỉ cần hút máu vài lần và cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa nên nhiều khi phải đen lắm bạn mới bị lây bênh từ đỉa.

Những con đỉa trâu khi cắn sẽ để lại các vết hình hoa thị bởi mồm chúng có các giác mút được tạo thành từ 3 hàm, mỗi hàm có 90 răng. Vết cắn của đỉa chỉ hơi tê tê và thường chúng sẽ tự nhả ra khi hút no máu.

2. Đỉa được nhiều người nuôi làm thú cưng !



Có nhiều người có thú vui tao nhã nuôi đỉa làm thú cưng, có thể họ thích tạo hình tha thu từ những về cắn hoặc thỉnh thoảng hiến máu nhân đạo để thanh lọc máu hoặc tăng cường sinh lý?!

Những con đỉa được nuôi thường là đỉa trâu, chúng được chăm sóc từ thủa còn chưa dậy thì và một số người chăm sóc chúng tốt đến mức sau 1 thời gian ngắn đỉa đã đạt đến kích thước tối đa. có những con dài đến cả gang tay. Nhiều khi người người nuôi đỉa còn tạo cho chúng những cái chuồng trông rất phong thủy và đẹp mắt.

3. Đỉa đỏ khổng lồ Kinabalu :

Loài này có màu đỏ cam, dài đến 30 cm (12 in). Cá biệt có những con dài đến cả mét. Loài Đỉa này không hút máu và chỉ ăn các loài giun đất như giun đất khổng lồ Kinabalu, Pheretima darnleiensis.Đỉa đỏ có thể nuốt chửng những con giun dài gấp 3 lần chiều dài cơ thể chúng.

Chúng sinh sống trong đụn lá cây mục và đất ẩm ướt thường tích tụ trong các khe nứt. Chúng có thể được tìm thấy trong Công viên tự nhiên Kinabalu ở độ cao 2.500 đến 3.000 mét (8.200 đến 9.800 foot), nơi đường mòn chạy trên một vỉa đá trồi trên mặt đất gần với Mempening và hang Paka. Chúng thường được nhìn thấy trong hoặc sau các trận mưa to.

4. Nơi sống của Đỉa ở đâu?

Bình thường chúng ta biết các loài đỉa trâu vì chúng quá phổ biến, có thể nhìn thấy dế dàng ở các ao, hồ, đầm lầy. Nhưng thực tế trên thế giới có tới 680 loài Đỉa đã được phát hiện, trong đó có khoảng 100 loài ở biển, 480 loài ở nước ngọt và số còn lại sống trên cạn những nơi ẩm ướt như Đỉa đỏ vừa kể trên. Những loài Đỉa nhỏ nhất dài khoảng 1cm, những loài đỉa lớn nhất dài tới 40cm và có đường kính tới 10cm. Thật kinh khủng.

Ngoại trừ Nam cực, Đỉa được tìm thấy ở tất cả mọi nơi trên thế giới, nhưng thấy nhiều nhất ở các hồ và ao ôn đới ở bắc bán cầu. Phần lớn đỉa nước ngọt thường sống ở các vùng cạn. Có thực vật ven ao, nước chảy chậm hoặc nước lặng. Rất hiếm gặp đỉa ở các vùng nước chảy siết như sông suối.

Đỉa sống bầy đàn khá đông ở những nơi có điều kiện tốt, mật độ có thể lên đến cả chục nghìn con /mét vuông

Một số loài Đỉa có khả năng chết lâm sàng khi có hạn hán, Chúng vùi mình trong lớp bùn đất và cơ thể mất đến 90% trọng lượng và chờ khi mưa đến, chúng hồi sinh một cách thần kỳ như chưa hề có sự ra đi.

5. Thức ăn của đỉa là gì ?

Khoảng 3/4 các loại đỉa là giống ký sinh ăn máu vật chủ, và số còn lại là động vật ăn thịt. Những loài đỉa hút máu có hàm với vết cắn hình hoa thị giống biểu tượng của Mercedes. Đối tượng chúng hút máu thường là các loài cá, động vật lưỡng cư, động vật có vú và con người.

Khi hút máu đỉa sẽ tiết ra chất chống đông máu đế hút cho thuận lợi, một con đỉa trưởng thành chỉ cần ăn vài lần trong năm vì chúng cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa hết chỗ máu đó. Còn những loài đỉa ăn thịt như đỉa đỏ thì chúng sẽ đi ăn những động vật không xương sống nhỏ như ốc sên, giun đất và các loại ấu trùng. Thường thì những con mồi này sẽ bị ăn sống nuốt trọn chứ không phải giết hay nhai gì cả luôn.

6. Đỉa có thực sự bất tử không?

Vì đỉa là loài động vật thuộc ngành giun đốt vì thế giữa các đốt có vách ngăn, cấu trúc này khiến cho mỗi đốt của đỉa là 1 phần của cơ thể có thể điều chỉnh ở 1 mức độ nhât định hoạt động chung của cơ thể . Đó là lý do mà khi cắt hay gây tổn thương con đỉa ở 1 số vị trí nhất định thì đỉa cũng như các loài giun đốt có thể tái sinh và hình thành nên các cá thể mới. Quả đúng là siêu năng lực khi mà cắt làm đôi lại được thành 2 con đỉa 😀 . Vì vậy mà nhiều người lầm tưởng đỉa bất tử. Tuy nhiên nếu phá vỡ cấu trúc thể xoang thì đỉa cũng vẫn chết như các loài vật khác, Cách đơn giản nhất là cắt chúng theo chiều dọc 😀

Ngoài cách cắt đôi theo chiều dọc thì có 1 số cái khác có thể giết chết đỉa như thả chúng vào môi trường có nồng độ Axit, Bazơ cao hoặc dùng nhiệt độ cao cũng có thể hóa kiếp cho đỉa. Cách cuối khá dân dã và được các cụ áp dụng từ xưa tới nay là thả đỉa vào vôi, đỉa sẽ quẩy tưng bừng và nhả hết máu có trong người, sau đó thì về với tổ tiên ông bà chúng. Nếu bạn là người đam mê ẩm thực thì cũng có thể cho chúng bơi trong nước mắm ớt cực cay hay dùng mù tạt cho chúng ăn thì cũng khá thú vị

7. Tác dụng của Đỉa

Con gì được tạo hóa sinh ra cũng đều mang 1 giá trị nhất định, Đỉa cũng thế, dù cho nó có là quái vật thì nó vẫn được ứng dụng rất rộng rãi trong Y học, nhất là đỉa trâu, nhiều bệnh viện dùng đỉa để chống bệnh máu đông cho bệnh nhân, hút các ổ máu tụ, áp xe mà ko cần phải mổ.

Thậm chí một số người còn dùng để làm đẹp cho các chị em bằng cách bôi máu đỉa đã hút lên mặt nhìn rất chi là ghê răng @@. Vào cuối thế kỷ 19 ở các nước phương Tây còn rộ lên phong trào trị bệnh bằng đỉa, nhà nhà nuôi đỉa và số đỉa được tiêu thụ cũng đến hơn 800 nghìn con mỗi năm. Người nông dân nuôi đỉa trong các ao hồ nước chảy chậm, cho chúng hút máu trâu bò và các loài động vật để rồi khi trưởng thành sẽ mang đi bán cho bệnh viện!

8. Đỉa có ăn được không?

Cái này thì khỏi cần phải nói rồi, con người là giống loài ăn tạp nhất vũ trụ, ăn không từ thứ gì trừ những thứ có độc. Mà nếu có độc thì con người cũng sẵn lòng bỏ chỗ độc ra để ăn cho thỏa mãn cơn thèm.

Quốc gia ăn đỉa nhiều nhất không ai khác chính là TQ, quốc gia láng giềng của Việt Nam, ở đây thường tốt chức các buổi party đỉa với các món đỉa tái chanh, đỉa chiên, đỉa xào, đỉa nướng… Để đáp ứng nhu cầu ẩm thực kinh dị này, nhiều trang trại nuôi đỉa với quy mô lớn được mở ra. mỗi năm cung cấp hàng chục tấn đỉa cho các nhà hàng. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc còn điều các thương lái sang Việt Nam để mua đỉa về phục vụ các thượng khách ở Quốc gia mình. Đó là vào những năm 2011, 1 kg đỉa trâu được bán với giá 80-150k.

Chắc hẳn nói đến đây ai cũng nhớ tới vụ thu mua đỉa nhiều năm trước để rồi khi các thương lái đột ngột dừng thì đỉa xuất hiện khắp mọi nơi, Nhiều người đưa thuyết âm mưu rằng Trung Quốc đang chơi chiêu để hại Việt Nam, nhưng kỳ thực là họ mua về để ăn và phục vụ y tế thật !

9. Đỉa sống trong cơ thể người :

Trên thế giới đã phát hiện không ít trường hợp đỉa sống ký sinh trên người, nơi chúng sống tốt nhất là trong mũi, phổi, phế quản.

Những người bị đỉa sống ký sinh đa phần là do uống nước lần từ các mạch nước ở rừng, hoặc sông suối, trong đó có các ấu trùng đỉa rất nhỏ mà khó lòng nhìn thấy được, Vậy nên hãy cẩn thận khi đi rừng, uống nước lần nhé các bạn !