Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Bóng đá, tiền và người........châu Á !

*** Bóng đá, tiền và người........châu Á !
Giải vô địch Asian cup 2019 diễn ra tại các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đầu năm 2019 đã có 1 chuyện rất tệ, khó chấp nhận : UAE đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar từ 2017, nay, tình cờ UAE vào trận bán kết, gặp ngay Qatar !
Khốn thay, chẳng có 1 cổ động viên nào của Qatar vào sân được vì vé xem trận này đã được 1 hoàng tử  của UAE.......mua.........sạch từ trước ! Các cđv của UAE tha hồ ném chai lọ vào cầu thủ Qatar ! Có lẽ. trời hại kẻ gian ! Qatar đã vùi dập UAE đến 4-0 để vào tranh chung kết với Nhật Bản !
Sự đời nghĩ cũng nực cười,
Một con cá (trái bóng) lội.......8 người buông câu ! Tinh thần thượng võ còn quá kém !
*** Tin giờ chót : Lối chơi cùng đấu pháp hợp lý giúp Qatar đánh bại Nhật Bản 3-1 trong trận chung kết Asian Cup để lần đầu tiên lên ngôi vô địch châu Á........còn ta ? Ăn tết thôi !

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Táo Quân :

Lễ cúng Táo quân của người Việt

Táo quân hay còn gọi là Vua Bếp đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ lâu. Theo quan niệm truyền thống, ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ.
Vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ bay lên thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả những chuyện tốt xấu của gia chủ trong năm. Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành vào trưa hoặc chiều.
Lễ cúng gồm có hương hoa, nải quả, vàng mã (gồm hai bộ mũ - hài đàn ông, một bộ mũ - hài phụ nữ kèm theo ba con cá chép giấy, có gia đình cúng cá chép thật), bánh chưng, bánh dày và các món thịnh soạn để dâng lên các Táo cùng ông bà tổ tiên.
Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Tập tục thả cá chép phóng sinh sau khi cúng là một nét đẹp văn hóa, ngụ ý “cá chép hóa rồng”, cá chép vượt Vũ Môn.
Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ vốn tồn tại trong Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “hai ông một bà” gồm vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc: Thổ Công trông coi việc đất đai, Thổ Địa trông coi việc nhà cửa, Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa, bếp núc.
Người dân xưa nay vẫn quen gọi chung ba vị thần này là Táo quân hoặc ông Táo. Dân gian Việt Nam đã sáng tạo ra hẳn một tích truyện để nói về nguồn gốc của Táo quân.
Ba vị Táo quân chính là những vị thần định đoạt phúc đức cho gia đình. Phúc đức này có được do việc ăn ở đúng đạo lý của gia chủ mà nên. Người xưa thường có bàn thờ Táo quân riêng, đặt gần bếp, khi cúng phải nổi lửa lên cho bếp cháy rực. Tuy vậy, giờ đây, người ta giản tiện đi và thường cúng ông Táo ngay tại bàn thờ gia tiên.
Mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp là để tiễn Táo quân lên trời chầu Ngọc Hoàng, bẩm báo về những chuyện đã xảy ra trong một năm qua ở dưới trần gian. Mâm cỗ thịnh soạn thể hiện mong muốn của người dân rằng Táo quân dùng cơm xong sẽ “ấm lòng”, lên chầu sẽ tâu những điều tốt đẹp nhất với Ngọc Hoàng và báo cáo nhẹ đi những điều không nên không phải của gia chủ.
Việc làm này ở một khía cạnh nào đó giúp con người sống tốt hơn, tự ý thức lại những việc làm chưa đúng đắn trong năm cũ.
Ở Trung Quốc, Nhật, Korea đều cúng ông Táo như người Việt, dù quan niệm về thần bếp có khác nhau.........

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

10 điều bi ai của dân Việt (Tây Hồ PCTrinh)

1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…

Phan châu Trinh (Tây Hồ)

Chí sĩ PHAN CHÂU TRINH
(9/9/1872 - 24/3/1926)

          Phan Châu Trinh tự là Tử Cán, hiệu Tây Hồ,  biệt hiệu Hy Mã,  sinh ngày 9/9/1872 tại làng Tây Lộc, xã Tam Phước nay là xã Tam Lộc, Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam. Cha là Phan Văn Bình - một nhân sĩ của phong trào Cần Vương.
          Năm 28 tuổi Phan Châu Trinh đỗ Cử nhân (1900), 29 tuổi đỗ Phó bảng (1901), cùng khoa với Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (thân sinh của Nguyễn Ái Quốc). Năm 1902, Phan Châu Trinh được triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm làm Thừa Biện (một chức quan nhỏ) Bộ Lễ và đến năm 1904 cụ xin từ quan.
          Phan Châu Trinh dành nhiều thời gian cho việc sáng tác văn thơ và kết giao với các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế… đọc “tân thư”, tiếp thu tư tưởng cách mạng tư sản phương Tây, tìm hiểu cuộc duy tân ở Nhật Bản. Năm 1905, Phan Châu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp bắt đầu cuộc vận động duy tân ở Quảng Nam với 3 mục tiêu: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.
          Năm 1908, phong trào đòi giảm sưu thuế nổ ra khắp Trung Kỳ, Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp bẳt giam và đày ra Côn Đảo. Được sự can thiệp của Hội Nhân Quyền Pháp, năm 1911, ông được trả tự do và sang Pháp hoạt động.
          Tại Pháp, Phan Châu Trinh viết “Trung Kỳ dân biến thỉ mạt kí”, nói về cuộc dân biến ở Trung Kỳ năm 1908; “Đông Dương chính trị luận”, phê phán chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương. Năm 1912, cùng với Phan Văn Trường thành lập “Hội đồng bào thân ái”. Năm 1920, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền hình thành nhóm “Ngũ Long” (nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp).
          Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước, nhân dân Sài Gòn nhất là học sinh nồng nhiệt chào đón cụ. Khi Phan Bội Châu bị Hội đồng đề hình Pháp xử mức án “khổ sai chung thân”, Phan Châu Trinh gửi điện cho Toàn quyền Đông Dương đề nghị ân xá cho Phan Bội Châu. Tháng 11-1925, Phan Châu Trinh diễn thuyết tại nhà Hội thanh niên Sài Gòn về “Đạo đức luân lý Đông - Tây”; “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”.
          Sau hai lần tù tội, 14 năm lao động vất vả nơi xứ người, Phan Châu Trinh gầy yếu và bệnh nặng. Ngày 24/3/1926, lúc 21 giờ 30, cụ từ trần, hưởng thọ 54 tuổi. Đám tang và Lễ truy điệu Phan Châu Trinh trở thành cuộc vận động ái quốc rộng lớn.
          Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng điều đáng quý ở Phan Châu Trinh là tinh thần yêu nước nồng nhiệt, ý chí đấu tranh bất khuất trước cường quyền và gian khổ, quyết tâm đổi mới đất nước...


Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Hoa hậu : (R)

*** Tại sao người đẹp thì rất nhiều nhưng để trở thành 1 hoa hậu lại chẳng có bao nhiêu ? (1) : 
Trong các cuộc thi nhan sắc, ngoài các phần thi như: ứng xử, trình diễn, trang phục thì phần kiểm tra nhân trắc học được xem là phần thi tiên quyết đến kết quả chung cuộc. Vì như người ta hay nói đùa nhau "nếu không đẹp thì còn gọi gì là hoa hậu", chưa biết cô tài năng ra sao, ứng xử như thế nào nhưng đầu tiên là phải đẹp, đẹp về cả gương mặt và hình thể. Về gương mặt được đánh giá là cân đối như sau như: tỷ lệ mũi so với gương mặt, mũi không được lệch, quá gồ ghề, lộ sóng;  mắt không cách xa nhau, không bị xếch, không nhiều bạch nhãn...; miệng phải tươi, răng đều... Nếu như gương mặt được đánh giá dựa theo cảm quan và mỹ quan của người nhìn thì phần thi nhân trắc học, đo đạc hình thể dựa trên những kết qua đo lường...........
Hoa hậu Đông Nam Á Phan Hoàng Thu cho biết: “Tôi từng tham gia khá nhiều cuộc thi nhan sắc trong và ngoài nước. Tất cả bắt buộc phải trải qua phần kiểm tra nhân trắc học. Cuộc thi Ngôi sao người mẫu tương lai 2012 mà tôi đăng quang, năm đó tôi được đánh giá có chỉ số hình thể 29/30. Cùng cuộc thi có những người đẹp như: Lê Hà, Trương Diệu Ngọc…”.
Cũng theo người đẹp sinh năm 1990 này, các thí sinh sẽ bắt buộc kiểm tra các chỉ số hình thể như: 3 vòng, tỷ lệ lưng- chân, tỷ lệ vàng… và các yếu tố như: vai không được quá xuôi, quá ngang;  xương quai xanh không quá sâu; cổ cao bao nhiêu.....
Hoa hậu Mai Phương Thúy, người từng tham gia các cuộc thi sắc đẹp và sau này trở thành giám khảo các cuộc thi hoa hậu, cho rằng: “Phần kiểm tra nhân trắc học là hoàn toàn chính xác và khách quan, không có yếu tố cảm tính”.
Theo lý giải của người đẹp, là một thí sinh từng thi hoa hậu cô đã phải trải qua vòng thi nhân sắc học hình thể khá khắt khe. Chỉ số nhân trắc được xác định thông qua các số đo: cao đứng, cao ngồi, cân nặng, vòng ngực, vòng eo, vòng mông, vòng cánh tay, vòng đùi...
Trong đó, chân được kiểm tra 5 điểm chạm để xác định đôi chân thẳng đẹp. Cụ thể khi đứng trong tư thế 2 bàn chân khép vào nhau thì giữa hai đùi phải là đường kẻ chỉ, bắp chân, mắt cá chân, khớp ngón cái phải chạm nhau hay chân dài phải đi liền với mông cong, bắp chân cao, thuôn....Cô cũng cho rằng, "chân dài" bình thường được người khác xem xét bằng mắt thường nhưng không hề biết, chân dài là một tỷ lệ chứ không phải số đo cụ thể. Công thức tính tỷ lệ đôi chân như sau: lấy chiều cao đứng trừ đi chiều cao ngồi, chia cho chiều cao ngồi nhân với 100. Nếu kết quả trên rơi vào khoảng 70-100, trong đó từ 70-84,9 là chân ngắn, 85 đến 89,9 là chân vừa, còn trên 90 là chân dài. Và đôi chân của cô là 92, 93. Hay, bắt buộc các thí sinh phải đo chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể dựa trên cân nặng và chiều cao để xác định gầy hay béo) với công thức : Cân nặng (kg) chia cho tích chiều cao nhân chiều cao (m); Tỷ lệ eo- hông bằng chu vi vòng eo chia cho chu vi vòng hông…Vì vậy, đừng chê 1 người đã được chọn là hoa hậu, quốc gia hoặc quốc tế !