Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2023

Ai mang họ Thích ?

 

Người tăng sĩ lấy họ Thích từ lúc nào?

Hỏi: Tại Việt Nam, tất cả tu sĩ Phật giáo không phân biệt nam nữ đều lấy họ Thích. Xin cho biết truyền thống nầy chỉ có ở Việt Nam hay còn được áp dụng tại một vài quốc gia khác nữa? Ngoài ra, cũng xin cho biết truyền thống nầy phát xuất từ nguyên do nào và từ khoảng nào trong lịch sử?  

Đáp: Về câu hỏi thứ nhứt, xin được giải đáp qua 2 phương diện :

Thứ nhứt, xét chung, trên nguyên tắc, thì không riêng gì tu sĩ Phật giáo Việt Nam, mà tất cả tu sĩ Phật giáo khắp nơi trên thế giới, đều mang chung họ Thích cả. Vì Đức Phật là họ Thích. Những vị nầy được mệnh danh là con đầu lòng của chánh pháp; là trưởng nam của lịch sử truyền thừa, là con của đấng Điều Ngự, thì lẽ đương nhiên là các ngài phải lấy họ Thích rồi. Xét chung trên nguyên tắc là như thế.

Thứ hai, nếu xét riêng, thì có khác. Vì việc lấy họ Thích, không phải là một quy luật chung áp dụng cho tất cả. Vấn đề nầy, còn tùy theo đặc tính và sở thích của mỗi người. Không phải ai cũng đặt cho mình là họ Thích cả, ít ra là về cách xưng hô cũng như trên những văn kiện giấy tờ. Đối với những tu sĩ Phật giáo Việt Nam, có rất nhiều vị, kể từ khi xuất gia cho đến khi viên tịch, các Ngài không bao giờ lấy chữ Thích. Không những thế, có vị còn để ngay tên đời của mình trên những kinh sách đã trước tác cũng như dịch thuật. Trường hợp như cố Đại Lão Hòa Thượng Hành Trụ, Ngài thường để là Sa Môn Lê Phước Bình. Còn nhiều vị khác nữa. Chỉ nêu đơn cử thế thôi. Có nhiều vị chỉ để pháp danh hay pháp hiệu mà thầy tổ đã đặt cho, hoặc là lấy bút hiệu gì đó v.v… chớ các Ngài không tự xưng mình là Thích. Đôi khi có người lại thích chơi chữ hay mỉa mai châm biếm, họ nói là Thích Đô La chẳng hạn…

Đọc sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy sử ghi lại các bậc cao tăng thạc đức thời xưa, hầu hết các Ngài không bao giờ để họ Thích trước pháp danh hay pháp hiệu của các Ngài. Như  Vạn Hạnh, thì để là Vạn Hạnh, còn hai chữ Thiền sư do người ta tôn xưng Ngài, vì Ngài tu thiền  đạt ngộ được lý Thiền, nên người ta gọi Ngài là Thiền sư. Chỉ có thế thôi.

Riêng về các quốc gia khác, theo chỗ chúng tôi được biết qua một số tài liệu sách báo, thì chúng tôi không thấy họ để chữ Thích (Sàkya) bao giờ. Ngoại trừ Phật Giáo Trung Hoa và Đài Loan, hiện nay thì có một số vị lấy họ Thích. Nhưng phần nhiều chúng tôi thấy họ thường để 2 chữ Pháp sư ở đầu. Như  Pháp Sư Tịnh Không chẳng hạn.

Về câu hỏi thứ hai, nguyên nhân và thời điểm nào lấy họ Thích? Xin thưa: Về vấn đề nầy, trong quyển Từ Điển Phật Học Hán Việt có nêu rõ như sau: “Đạo Phật hồi mới truyền sang Trung Quốc, các tăng còn được gọi bằng họ thế tục của mình, hoặc lấy họ Trúc, hoặc lấy họ của bậc sư phụ, như ngài Chi Độn vốn họ Quan, vì sư phụ là ngài Chi Khiêm, nên lấy họ là Chi. Ngài Bạch Đạo Du vốn họ Phùng, học với ngài Bạch thi lê mật đa, nên lấy họ Bạch.

Đến ngài Đạo An, một cao Tăng Trung Hoa đời Đông Tấn (312 – 385) tức thế kỷ thứ tư Tây Lịch, mới bắt đầu nói: Đức Phật có họ là Thích Ca, nay những người xuất gia nên theo họ của Phật, tức họ Thích. Về sau khi Kinh A Hàm được đem về, trong Kinh cũng nói như vậy. Do đó khắp thiên hạ đều theo. Trong quyển Dị Cư Lục 22 có chép: “Sa môn từ thời Ngụy Tấn lấy họ theo của thầy dạy. Ngài Đạo An suy tôn Đức Thích Ca, bèn lấy chữ Thích làm họ. Sau lại thấy A Hàm nói: Bốn con sông nhập vào bể, không còn có tên của con sông. Bốn họ Sa môn, đều dòng họ Thích. Từ đấy trở thành lệ cố định, các Sa môn bắt đầu lấy họ Thích.”

trang Độc lập dt..............

 ANH HÙNG LUẬN

Bấy lâu nay, với phong trào lật sử đang sôi sục, đặc biệt là sự trỗi dậy của phong trào “đả kích” Tây Sơn, tôn vinh Nguyễn Ánh.
Đầu tiên, cái khái niệm “1.000 năm Bắc thuộc” – có lẽ là một khái niệm cần các sử gia chính nghĩa xem xét lại một cách cẩn trọng và chuẩn mực. Câu hỏi đặt ra là: có thực sự, dân tộc Việt có 1.000 năm bị “giặc phương Bắc” đô hộ hay không?
Nếu lật lại hai quyển sách lịch sử: một của Trung Quốc là Sử ký Tư Mã Thiên và hai của Việt Nam là Đại Việt Sử ký toàn thư, để đối chiếu giai đoạn lịch sử thời sơ khai, thì không khó để nhận ra rằng, trước thời Tư Mã Thiên viết bộ sử ký (91 Tr.CN), thì nước Việt vẫn là một quốc gia “độc lập” theo cách riêng của nó. Các “loạn” thế giai đoạn này đều là “loạn thế của thời nội tại”, mà theo Đại Việt Sử ký, nó thuộc về Kỷ nhà Thục và Kỷ nhà Triệu (Triệu Vũ Đế - Triệu Đà) – kết thúc năm 111 Tr.CN.
Các giai đoạn sau này, khi thuộc Tây Hán, hay thuộc Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, cũng như giai đoạn thuộc Tùy, Đường: tổng thời gian của từng giai đoạn này loanh quanh khoảng 700 năm, nước Việt là một đơn vị hành chính của các triều đại phong kiến phương Bắc – song không có liên tục mà bị chia thành 4 giai đoạn xen kẽ là kỷ Trưng Nữ Vương, kỷ Sĩ Vương, kỷ Tiền Lý – Triệu Việt Vương.
Điều đó có thể thấy, tùy giai đoạn lịch sử, dù giặc có mạnh, có đàn áp đến đâu, thì dân tộc Việt vẫn nuôi dưỡng dòng máu tự cường, luôn trỗi dậy khi có cơ hội và luôn hướng về một sự độc lập trên tinh thần dân tộc Việt.
Nếu ai hiểu biết cặn kẽ về chữ “phong kiến” – thì xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ tồn tại chế độ này. Tại Việt Nam chỉ tồn tại một chế độ duy nhất: “quân chủ”. Đó cũng là sự khác biệt trong lịch sử của Việt Nam.
Tại sao lại phải quay về sự xa xôi này? Đơn giản để hiểu rõ hơn về những diễn biến của lịch sử ở giai đoạn sau này, nhất là thời nhà Nguyễn.
Nếu lấy kỷ nhà Ngô (938) là mốc của một Đại Việt độc lập, tự lực, tự cường. Thì trong 1000 năm tiếp theo này, giai đoạn cuối của kỷ hậu Lê (năm 1525) “loạn” nhà Mạc lật đổ nhà hậu Lê, mở ra một giai đoạn “đen tối” của lịch sử dân tộc, giai đoạn kéo dài hơn 200 năm: Trịnh – Nguyễn phân tranh.
Sự khốc liệt trong cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn đã làm cho hàng trăm ngàn người Việt ngã xuống, hàng chục ngàn gia đình ly tán, tan hoang… Với những sách sử đã từng ghi chép, không quá để nói rằng: dân tộc lầm than còn hơn cả giai đoạn 1.000 năm trước đó.
Song, cũng như bao lần trước đây trong lịch sử, khi đất nước lầm than, dân tộc luôn sản sinh ra những người anh hùng thực sự, cứu rỗi lấy dân tộc. Khởi nghĩa Tây Sơn năm 1771 không nằm ngoài quy luật đó.
Đọc quyển: Việt Nam thời Tây Sơn – Lịch sử cuộc nội chiến của tác giả Tạ Chí Đại Trường mới thấy những lầm than thực sự của dân tộc dưới hai chế độ Trịnh – Nguyễn. Đồng thời, cũng mới thấy được, cuộc khởi nghĩa của nhà Tây Sơn, tiêu diệt hoàn toàn hai tập đoàn quyền lực chia đôi đất nước này, là một yếu tố tất yếu của lịch sử - mà ở đó, người anh hùng thực sự của dân tộc là Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Nên nhớ rằng, các yếu tố lịch sử giai đoạn này không chỉ căn cứ riêng vào sử liệu của các quan sử thời Nguyễn viết lại (trong đó Phan Thanh Giản một thời là Sử Quan giám chế công việc viết lại lịch sử giai đoạn này thời Tự Đức) – mà còn là những dữ liệu lịch sử của các giám mục truyền đạo phương Tây – những người có mặt tại Việt Nam từ những năm 1560 cho đến tận bây giờ. Đặc biệt có tác phẩm: Histoire moderne du pays d’ Annam (1529 - 1820) của Ch. Maybon được đánh giá là “có giá trị đặc biệt” đối với lịch sử Việt Nam.
Sau giai đoạn thoái trào của nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), mở ra nhà Nguyễn và ngày nay, với phong trào lật sử, đang tâng bốc “công lao” của Nguyễn Ánh như một anh hùng dân tộc… chúng ta thử luận vài vấn đề như sau:
1. Các nhà lật sử đang cho rằng: Nguyễn Ánh đã thống nhất đất nước….
Công tâm cùng lịch sử, Nguyễn Ánh là kẻ cơ hội, nắm bắt được thời cơ trong giai đoạn “hậu” Quang Trung mất đột ngột, đã chớp lấy thời cơ và soán ngôi nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn. Ông ta hoàn toàn không có cái công lao gọi là “thống nhất đất nước”. Bởi hai lý do:
- Thứ nhất, nếu không có phong trào Tây Sơn, một điều chắc chắn rằng hai thế lực Trịnh – Nguyễn vẫn tiếp tục song hành mà không biết đến khi nào có hồi kết. Cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn, và khi người phương Tây đến, chưa biết chuyện gì đã xảy ra.
- Thứ hai, khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, để “xác lập” chế độ của riêng mình, tất cả dòng tộc Nguyễn Phúc trước thời Tây Sơn (các chúa trước Nguyễn Ánh) không được mang họ Nguyễn, mà phải đổi sang họ Tôn Thất… Một cuộc “cải tổ dòng tộc” ngoạn mục. Hành động này chính là “cắt đứt” công lao tiêu diệt hai thế lực Trịnh – Nguyễn của nhà Tây Sơn.
Nên mình cũng hay nói vui, tại sao khi Phan Thanh Giản phụ trách viết lại lịch sử giai đoạn này, không gọi Chúa tiên Nguyễn Hoàng là Tôn Thất Hoàng nhỉ?
2. Các nhà lật sử đang hân hoan loan báo: Nguyễn Ánh là người đặt tên nước là Việt Nam…
Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, vẫn phải vác sớ sang nhà Thanh xin được “công nhận” tên quốc gia là Nam Việt. Tuy nhiên, không được nhà Thanh công nhận, bởi Nam Việt là tên nước thời Triệu Đà, với phần lãnh thổ kéo dài và bao phủ cả hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây bên Trung Quốc, vì vậy mà Gia Khánh đã đổi ngược lại là Việt Nam. Năm 1820, khi Minh Mạng thay Gia Long (Nguyễn Ánh), thì đặt lại quốc hiệu là Đại Nam, cho đến thời Bảo Đại.
Thực tế, cái tên Việt Nam đã được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm viết từ những năm 1500s. Cho nên, nói Nguyễn Ánh là người đặt tên nước Việt Nam là sự dối trá trắng trợn.
3. Các nhà lật sử đang cố vinh danh Nguyễn Ánh và nhà Nguyễn mở rộng lãnh thổ…
Lãnh thổ Việt nam bắt đầu được “mở rộng” từ cuộc Nam chinh của Vua Lê Thánh Tông vào năm 1472. Đến năm 1475 thì hoàn thành cuộc Nam chinh, mở rộng lãnh thổ từ đèo Ngang kéo dài tới tận Phú Yên ngày nay, bao gồm phần lớn lãnh thổ đế quốc Chămpa (tức Lào ngày nay) – đặt tên là Trấn Ninh.
Đến thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, các chúa Nguyễn đàng trong chỉ mở rộng thêm lãnh thổ đến khu vực Khánh Hòa ngày nay mà thôi.
Nên nhớ, đến năm 1680s, vùng đất Ninh Thuận vẫn là vương quốc Chân Lạp. Còn vùng đất Nam Kỳ là do những cộng đồng người Hoa khẩn hoang, chẳng hạn như Trấn Hà Tiên là dòng tộc Mạc Cửu – Mạc Thiên Tích, Trấn Đông Phố (Mỹ Tho - Vĩnh Long ngày nay) là do bọn Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên dựng lên. Mãi đến năm 1689, tuần thú Nguyễn Hữu Cảnh mới đánh tan quân Chân Lạp, lập nên Trấn Biên (Biên Hòa ngày nay) và Dinh Trấn (Gia Định) rồi giao lại cho bọn Trần Thượng Xuyên. Tất cả những bọn phiên quân họ Mạc, họ Dương, họ Trần đều thần phục Chúa Nguyễn, nên được Chúa Nguyễn phong tước, và tự cai quản vùng đất mà họ khai hoang. Đến giai đoạn Tây Sơn, mới dẹp được loạn này và cử Nguyễn Lữ vào tiếp quản.
Vậy, Nguyễn Ánh mở rộng cương thổ khi nào? Nếu chưa muốn nói là, chính Nguyễn Ánh, vì tham vọng tiêu diệt nhà Tây Sơn mà đã cắt đất Trấn Ninh giao cho Vạn Tượng (Lào ngày nay), để mong nhận được sự “hỗ trợ quân sự”… Nhưng không thành.
Chỉ có giai đoạn Minh Mạng, giành lại đất Trấn Ninh, mở rộng cương thổ vùng Nam Vang đến tận Biển Hồ… Nhưng sang thời Tự Đức, được sự “quân sư sáng suốt” của Phan Thanh Giản mà đã cắt dần đất đai, giao cho thực dân Pháp, cho đến khi mất nước hoàn toàn… Lịch sử còn ghi chép đầy đủ.
Vậy nên, hoan hỉ công bố công lao Nguyễn Ánh mở rộng bờ cõi là sự nói láo trơ trẽn khó mà lọt tai.
4. Bọn lật sử cũng tung hô Nguyễn Ánh là người xác lập chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa…
Chỉ đơn cử hỏi một câu thôi: trong bộ Đại Việt Thông sử được Lê Quý Đôn viết năm 1749 đã nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa như là một phần lãnh thổ của Đất nước… Trong khi Nguyễn Ánh sinh năm 1762, thì ông ta xác lập chủ quyền bằng cách nào?
Hay lại là một trò cướp công các bậc tiền bối, như cách mà ông ta cả gan dám làm là đổi tên họ các hoàng tộc thế hệ trước mình?!?!?
5. Các nhà lật sử cũng cố gắng xây dựng câu chuyện nhà Tây Sơn quật mồ mả nhà Nguyễn… Để bao biện cho bao trò hèn hạ mà sau này, khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã tàn sát hậu duệ những người liên đới đến nhà Tây Sơn vô cùng hèn hạ…
Với những câu chuyện được dựng lên như việc: khi Nguyễn Huệ ra Phú Xuân, đã quật mồ mả các Chúa Nguyễn lên để “trả thù”… Vì lý do: Nguyễn Huệ toàn đánh thua nhà Nguyễn, nên mới hành động trả thù như vậy…!??!?
Nực cười.
Nực cười đầu tiên là: từ ngày dựng cờ khởi nghĩa 1771 cho đến ngày kéo quân vào Phú Xuân 1776, Nguyễn Huệ chưa “thua” bất cứ trận nào trước các đội quân nhà Nguyễn cũng như nhà Trịnh.
Nực cười thứ hai là: khi Nguyễn Huệ vào Phú Xuân năm 1776, không phải đánh nhà Nguyễn, mà là đánh nhà Trịnh. Điều đó có nghĩa là, trước năm 1776, nhà Trịnh đã chiếm Phú Xuân.
Vậy, cái lý do: “vì Nguyễn Huệ toàn thua nhà Nguyễn, nên khi vào Phú Xuân mới quật mồ mả lên trả thù” phải chăng là một trò “nói ngọng” của Phan Thanh Giản – toàn bộ nội dung này được chép trong bộ Sử: “Khâm định Việt sử Thông giám cương mục”.
6. Các nhà lật sử ngợi ca Nguyễn Ánh đã dẫn quân đánh thắng Quang Trung…
Năm 1776, khi vào Phú Xuân, các chúa Nguyễn bỏ chạy vào Gia Định. Năm 1777, Nguyễn Huệ tấn công Gia Định… Nguyễn Ánh khi đó mới 15 tuổi, đã bỏ trốn cùng đám Mạc Thiên Tứ (chạy về Hà Tiên)… năm 1782, dưới sự giúp sức của Bồ Đào Nha & Pháp, Nguyễn Ánh đánh chiếm Bình Thuận, nhưng bị Nguyễn Huệ đem quân vào (nam tiến lần 2) đánh tan, giết chết cai cơ người Pháp là Manuel… sang năm 1783, Nguyễn Ánh lại tiến đánh Gia Định – Nguyễn Huệ lại nam tiến lần 3, đánh tan quân Nguyễn Ánh… Ánh bỏ chạy về Phú Quốc. Năm 1784, Nguyễn Ánh chạy sang cầu viện quân Xiêm… và trận Rạch Gầm – Xoài Mút lịch sử ra đời, 5 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt gọn gàng.
Trong năm năm tiếp theo cho đến ngày mất (1792), Quang Trung ra Bắc 2 lần: bình định loạn Vũ Văn Nhậm - Nguyễn Hữu Chỉnh, và diệt 20 vạn quân Thanh cùng Lê Chiêu Thống – một phản diện của Nguyễn Ánh rước về… Thì Nguyễn Ánh chui nhủi khắp nơi bên trời Tây để tìm viện binh, không có bất cứ cuộc giao tranh nào với Nguyễn Huệ nữa. Vậy, hỡi các nhà lật sử, Nguyễn Ánh thắng Quang Trung – Nguyễn Huệ trận nào vậy?!?!?
7. Về việc Quang Trung mất
Trong “Khâm định Việt sử Thông giám cương mục” do Phan Thanh Giản giám biên có viết: “Quang Trung đang ngồi có thần nhân hiện lên mắng chửi, rồi đập gậy vào đầu sinh ốm rồi mất”.
Lòng phản trắc thì luôn sinh ra sự dối trá. Sự dối trá được những kẻ phản trắc tiếp tay loan truyền. Đó là một quy luật.
Có lẽ, ngay từ thời Tự Đức, Phan Thanh Giản đã “thấm nhuần” công cụ “truyền thông” nhằm mị dân mà cai trị. Tiếc là ông ta lại dùng nó sai cách và sai đối tượng. Ấy thế nhưng, ngày nay, lại có rất nhiều kẻ “mộng mị” tung hô... Nực cười.
8. Bọn lật sử mỉa mai, nói rằng, sách sử ngày nay viết không đúng, khi “dựng chuyện” Nguyễn Huệ thắng quân Lang Sa…
Nhưng, có lẽ bọn lật sử chưa đọc sách sử. Như đã nói trên, năm 1782, liên quân Pháp – Bồ Đào Nha dưới sự chỉ huy của Manuel (tên tiếng Việt là Mạnh Hòe), đã dàn trận ở Thất Kỳ Giang, đánh đôi công với Nguyễn Huệ. Kết quả Mạnh Hòe về với đất mẹ của y, Nguyễn Ánh chạy trốn thục mạng.
9. Nguyễn Ánh là chân mệnh thiên tử - câu này được đọc nhiều nhất trên các báo chí và truyền thông chính thống giai đoạn qua… Vậy nó là gì?
Đầu tiên, cụm chữ: “Chân mệnh thiên tử” chỉ xuất hiện trong truyện kiếm hiệp và phim kiếm hiệp. Nó hoàn toàn không xuất hiện trong sử sách của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam từ trước đến nay. Bản chất về ý nghĩa của câu nói trên, với người Việt đã khắc họa bằng một câu ca dao, nghe nó “ý nhị” hơn nhiều (ý là không thô thiển như truyện kiếm hiệp viết) là: “Con Vua rồi lại làm Vua – Con Sãi ở chùa lại quét lá đa”.
Cho nên, bọn lật sử vì ngu sử, mà đem một câu nói “tầm thường” trong các tác phẩm văn học “tưởng tượng” của người Trung Quốc để gán cho một nhân vật làm Vua một giai đoạn… Thì cũng có thể nói rằng, đúng là ứng nghiệm với câu: “mèo mả - gà đồng một lứa với nhau cả”.
Tóm lại, Nguyễn Ánh lên được ngôi Vua là nhờ công của nhà Tây Sơn nói chung và Nguyễn Huệ nói riêng. Nên, nếu nói về “chân mệnh thiên tử” thì Nguyễn Ánh là con số 0 tròn trĩnh. Bởi, cha Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc Luân chỉ mới là “vương tử” được ý chỉ sẽ truyền thừa, nhưng chưa lên ngôi thì đã chết. Thực tế thì các thế lực chính trị dưới sự thống lĩnh của Trương Thúc Loan đã làm cuộc lật đổ, phế bỏ Nguyễn Phúc Luân và dựng Nguyễn Phúc Thuần (em Luân) lên nối dõi. Vậy thì, nếu không có Tây Sơn – Nguyễn Huệ tiêu diệt hai thế lực chính trị Trịnh – Nguyễn nói chung và Nguyễn Phúc Thuần nói riêng, thì có cơ hội cho Nguyễn Ánh lên ngôi Chúa hay không? Chứ đừng nói là “thống nhất thiên hạ”, tạo dựng ra một quốc gia thống nhất và độc lập.
Lịch sử là sự ghi chép những gì trong quá khứ đã diễn ra. Sự ghi chép đó có nhiều nguồn. Do vậy, cứ việc xem xét thỏa thích từ nhiều nguồn, rồi dùng não bộ mà tổng hợp, để rút trích cho bản thân mình.
Với bọn lật sử, muốn đổi trắng thay đen… e là khó. Vì mọi sử sách vẫn còn đó mà thôi. Bớt bi bô, để thiên hạ khỏi nói mình ngu dốt. Hay là, nếu không mở mồm ra, bọn lật sử sợ thiên hạ không biết chúng ngu?!?!?
Với mình, Quang Trung – Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc đích thực. Còn Nguyễn Ánh chỉ là một nhân vật lịch sử - một kẻ từng quay lưng với dân tộc bằng hành động đưa ngoại bang vào diệt dân tộc mình.
Có thể là hình ảnh về 1 người, đài kỷ niệm và văn bản
Tất cả cảm xúc:
TUyến Lê Doãn và 70 người khác