Đời Hán, tất cả con gái từ 13 đến 16 tuổi chưa chồng, tính cách dịu dàng, đoan trang, hiếu lễ nghĩa, có tài, có sắc đều phải dự tuyển để chọn vào cung. Nhà nào có con gái đẹp mà giấu không dự tuyển sẽ bị trừng phạt nặng.
Ngọc Lan được tuyển vào cung khi triều đình Mãn Thanh đã lún sâu vào khủng hoảng, thối nát, vua quan ăn chơi sa đọa, xao lãng việc triều chính. Hoàng đế Hàm Phong lúc đó mới 20 tuổi, đã lập hoàng hậu và có tới ba ngàn cung nữ.
vua Hàm Phong mê đắm Ngọc Lan ngay từ lần đầu thấy mặt và hết mực sủng ái nàng. Trong mắt nhà vua trẻ tuổi này, Ngọc Lan là người tài sắc vẹn toàn. “Ngũ quan của nàng không một chỗ nào chê được. Đặc biệt là làn da của nàng, trong cái trắng có hồng, trong hồng có phấn, nước da như phát sáng.
Khi đạt được một số nấc thang danh vọng, gánh nặng của hoàng tộc đặt lên vai Lan Nhi là phải sinh quý tử nối ngôi. Và Lan Nhi đã làm được điều ấy. Tuy nhiên, sự thực về chuyện này đã được chép trong “Tình sử Từ Hy Thái hậu” như sau: trước khi vào cung, Lan Nhi đã yêu một người và nặng lòng với người ấy.
Khi được làm quý phi, Lan Nhi đã bố trí cho người này vào cung gặp mặt và 2 người đã chìm đắm trong hoan thú, rồi thề với nhau rằng, nếu sinh con trai sẽ đặt tên là Đồng Trị”.
Ngay khi vua Hàm Phong còn sống, Ngọc Lan đã lén lút đi lại với người tình thuở còn ở quê hương rồi có con với người đó, lại bày đặt màn kịch hết sức khéo léo để vua Hàm Phong lầm tưởng con mình.
Rồi khi Hàm Phong chết, bà ta đã không ngần ngại giao du với đủ loại người, từ quan thái giám trong cung, đến đầu bếp, kép hát.... Nhưng ghê tởm nhất là chuyện bà có quan hệ gần gũi quá mức với hai đại thái giám trong cung : An Đức Hải và Lý Liên Anh
Sau khi vua Hàm Phong chết, Đồng Trị lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, bà ta đã buông rèm nhiếp chính suốt 48 năm ròng. Bà đã không ngại ngần bày ra nhiều quỷ kế nhằm tiêu diệt những người không cùng phe cánh. Không ít người đã chết thảm bởi tay Từ Hy Thái hậu. Rất nhiều sách chép rằng chính Từ Hy Thái hậu là người đã ép vua Quang Tự cùng ái phi là Trân Phi đến chỗ chết.
" Từ Hi Thái hậu (慈禧太后) hoặc Tây Thái hậu (西太后), là phi tử của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, sinh mẫu của Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế. Bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính thực tế của triều đình nhà Thanh cùng với Từ An Thái hậu - hoàng hậu của Hàm Phong Đế - khi con trai Đồng Trị Đế lên ngôi. Sau khi Đồng Trị Đế mất, Thanh Đức Tông Quang Tự Đế lên, bà lại tiếp tục giữ vai trò nhiếp chính cùng với Từ An Thái hậu. Theo đó, bà trên đã nắm đại quyền nhà Thanh trong vòng 47 năm, từ 1861 tới tận khi qua đời năm 1908, trong đó hoàn toàn nắm quyền 27 năm (1881 - 1908) do cái chết của Từ An Thái hậu. Từ Hi Thái hậu cùng với Võ Tắc Thiên thời Đường và Lã hậu thời Hán được xem là những người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong một thời gian dài.
Năm 1898, Quang Tự Đế vận động Bách nhật Duy tân, đối với Từ Hi Thái hậu mâu thuẫn gay gắt, thậm chí còn cùng với Khang Hữu Vi bí mật âm mưu ám sát Thái hậu. Biến pháp thất bại, Quang Tự Đế bị giam lỏng, Thái hậu tiếp tục là nhà lãnh đạo tối cao. Khi khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ, liên quân 8 nước phương Tây tấn công Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu và hoàng tộc phải chạy tới Tây An. Năm 1901, sau khi Hòa ước Tân Sửu được ký kết, bà mới quay trở lại Bắc Kinh. Những năm về sau, Từ Hi Thái hậu tích cực thực hiện nhiều cải cách, chẳng hạn như giải phóng phụ nữ Trung Hoa khỏi tục bó chân[1] "
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét