*** Sao ta không làm theo cách này ?
Đi nhà vệ sinh được trả tiền đủ để uống cà phê hay mua trái cây tráng miệng. Đó là mô hình áp dụng tại một một trường đại học ở Hàn Quốc, nơi phân người được sử dụng để tạo năng lượng điện cho một toà nhà.
Ông Cho Jae-weon, giáo sư về kỹ sư đô thị và môi trường tại Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan, thiết kế một nhà vệ sinh thân thiện với môi trường nối kết với một phòng thí nghiệm dùng phân người để sản xuất khí sinh học và phân bón.
Nhà vệ sinh BeeVi dùng một máy bơm đưa phân đến một bồn chứa dưới đất, giảm việc sử dụng nước. Tại đây các vi sinh vật sẽ phá vỡ chất thải thành khí mê-tan, trở thành nguồn năng lượng cho tòa nhà, cung cấp năng lượng để vận hành các bếp ga, bồn nước nóng và thiết bị nhiên liệu oxit rắn. Có ba phòng vệ sinh như vậy hoạt động trong tòa nhà đại học mở cửa vào năm 2018.
Một người trung bình thải khoảng 500 gram phân một ngày, số phân này có thể chuyển thành 50 lít khí mê-tan, ông Cho Jae-weon nói. Chất khí này có thể tạo ra 0,5kWh điện hoặc có thể dùng để lái xe chạy được 1,2 km. Phân bón cũng được dùng cho một khu vườn gần đó.
Ông Cho cũng thiết kế một loại tiền ảo gọi là Ggool. Mỗi người sử dụng nhà vệ sinh thân thiện với môi trường này kiếm được 10 Ggool một ngày.
Sinh viên có thể dùng số tiền đó để mua hàng hóa tại trường, từ cà phê cho đến mì ăn liền, trái cây và sách vở. Sinh viên có thể lấy những món hàng họ muốn tại một cửa tiệm và rà quét mã số QR để trả bằng Ggool.
“Tôi trước đây chỉ nghĩ phân là dơ bẩn, nhưng hiện đây là một kho tàng có giá trị to lớn đối với tôi,” sinh viên hậu đại học Heo Hui-jin nói. “Tôi thậm chí có thể nói chuyện về phân trong bữa ăn.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét