Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Hành trình chữ Việt :

 

*** Trích từ blog " Trần Lý tộc phả " :
THỨ BA, 5 THÁNG 2, 2013
Tóm tắt hành trình chữ Việt :
* Theo truyền thuyết, từ xa xưa, người Việt cổ đã có chữ viết riêng (Chữ Khoa đẩu) mà sử Trung Quốc mô tả như là "nòng nọc đang bơi".
* Sau đó, khoảng thế kỷ I trước Công nguyên, người Việt dùng chữ Hán để ghi chép.
* Vì chữ Hán cũng không thể diễn đạt hết lời ăn tiếng nói
cùng suy nghĩ và tình cảm của người Việt, nên chữ Nôm ra đời, đây là loại văn tự xây dựng trên cơ sở dùng đường nét của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt.
Cứ xem "Truyện Kiều" của cụ Nguyễn Du
thì thấy chữ Nôm hơn hẳn chữ Hán như thế nào !
... Giọt riêng tầm tã tuôn mưa,
Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình...
... Người mà đến thế thì thôi,
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi...
Đọc lên thì nghe hay như vậy, nhưng khi phải viết ra bằng chữ Nôm thì.......(may quá, không có cái keyboard nào có chữ Nôm cả !)
* Đến thế kỷ 17, 1 số linh mục dòng Tên người châu Âu
đã sử dụng ký tự Latin (a,b,c,.....) để chế tác ra chữ Quốc ngữ, một thứ chữ viết đơn giản để thể hiện tiếng nói của người Việt, 1 thứ tài sản vô giá mà nhiều dân tộc trên thế giới mơ ước có được !
Nếu không cẩn thận, ta sẽ biến nó thành 1 thứ hổ lốn
không chấp nhận được, hãy đọc tựa 1 cuốn film :
" Iêu anh ! Em zám hôk ??????? Thua !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét