Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

Chữ Việt ! (R)

 *** Chữ quốc ngữ :

Hiện nay trên thế giới người ta thống kê có ít nhất 7.102 ngôn ngữ được biết đến, trong đó có 23 ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ của cộng đồng có hơn 50 triệu người dùng. Có 4,1 tỉ người dùng 23 ngôn ngữ này. Tiếng Việt Nam may mắn là một trong số đó. (không thấy tiếng Thái Lan).
Là người Việt chúng ta nên biết ơn những người đã sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ để ngày nay tiếng Việt còn hiện diện trên bản đồ thế giới, không như người Quảng Đông (người Mân Việt) với hơn 62,2 triệu người mà phải sử dụng chữ Hán và bị đồng hóa.
.......người được xác định "giỏi tiếng Việt nhứt" và có công lớn nhứt trong việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ chính là giáo sĩ Francesco de Pina người Bồ Đào Nha.

Francesco de Pina đến Hội An đầu năm 1617, thành lập trú sở Nước Mặn năm 1618, rồi thành lập trú sở Thanh Chiêm (tức Kẻ Chàm, Dinh Chàm) năm 1623. Từ năm 1619, Pina đến cư trú tại Thanh Chiêm và cuối năm 1625 ông chết đuối trên biển Cù Lao Chàm do vướng áo chùng không bơi được khi thuyền lật.

Thi thể ông được chôn ở sau nhà thờ Phước Kiều (nay là nhà thờ Thánh Andre), thuộc thôn Thanh Chiêm 1, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đây là nhà thờ do chính ông thành lập khi đến cư trú tại Thanh Chiêm và là nơi trú ngụ của nhiều giáo sĩ khác, trong đó có Đắc Lộ.

Sau khi ông mất, một học trò tiếng Việt của ông là giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đến Đàng Trong năm 1624, đã ôm tất cả những di cảo của thầy mang về Macau vào năm 1626. Tại Macau thuở ấy còn có hai giáo sĩ cũng chăm chú nghiên cứu chữ quốc ngữ và đã soạn thảo hai cuốn tự điển Việt-Bồ-La và Bồ-Việt.......

.......Sau Đắc Lộ, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng trong giới theo đạo Thiên Chúa, nhất là các tu sĩ, linh mục... Nó cũng được hoàn thiện dần qua một quá trình rất dài hàng trăm năm và lần lần hoàn chỉnh.

Qua thế kỷ 18, do vấn đề nội bộ, địa bàn truyền giáo của người Bồ được giao lại cho Hội thừa sai người Pháp, và chữ quốc ngữ tiếp tục được các giáo sĩ người Pháp lưu giữ và truyền lại. Trong số những người có công với chữ quốc ngữ được ghi nhận là giáo sĩ Bá Đa Lộc và Taberd, hai người đã thâu góp, chỉnh đốn, ghi nhận chữ quốc ngữ trong hai cuốn tự điển mang tên mình.

Cuốn tự điển Taberd đã được Nhà xuất bản Văn Học in lại năm 2004 với tên Nam Việt dương hiệp tự vị. Riêng cuốn của Bá Đa Lộc đến nay ít nghe nhắc đến dù đã công bố và tặng bản scan cho nước ta từ năm 1984.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét