Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

Nước tiểu có bọt ?

 


Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

*** Nước tiểu có bọt : Dấu hiệu báo động không thể bỏ qua !

Nước tiểu có bọt cảnh báo cơ thể mắc một số bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh tiểu đường... cần gặp ngay bác sĩ để điều trị.

Màu nước tiểu có thể là màu vàng nhạt, màu trắng phụ thuộc chế độ ăn uống, sử dụng thuốc hoặc lượng nước tiêu thụ.
Tuy nhiên, nước tiểu có bọt lại cảnh báo cơ thể có vấn đề và cần được điều trị ngay. Nguyên nhân chính khiến cho việc đi tiểu có bọt là do áp lực lên bàng quang lớn, bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân cơ bản khác.
Trong nước tiểu có bọt có thể bạn đang mắc phải những bệnh dưới đây :
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu :
UTI hay còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những vấn đề phổ biến và nghiêm trọng mà nhiều phụ nữ gặp phải. Nó xảy ra do sử dụng nhà vệ sinh không sạch sẽ. Vi khuẩn và nấm xâm nhập vào ống tiết niệu và gây cảm giác bỏng rát, dẫn đến nước tiểu có bọt.
Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vì UTI cần được điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, hãy sử dụng nhà vệ sinh sạch và dung dịch vệ sinh để phòng ngừa.
2. Vấn đề về thận :
Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, khi thận gặp vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt với những bệnh nhân đã trải qua chạy thận. Nước tiểu liên tục có bọt cảnh báo bạn đang gặp phải các vấn đề về thận. Bạn có thể bị sỏi thận vì sỏi thận gây bọt ở nước tiểu.


3. Bệnh tiểu đường :
Nguyên nhân chính gây ra các bệnh về thận là bệnh tiểu đường. Những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nước tiểu thường có bọt hoặc bong bóng. Vì vậy, nếu nước tiểu có bọt hãy kiểm tra kĩ kết quả nồng độ đường lần gần nhất hoặc nếu đến thăm khám bác sĩ ngay vì bệnh tiểu đường ngoài phải tuân thủ chế độ ăn uống còn cần thuốc điều trị thích hợp.
Điều trị hiệu quả giúp hạn chế tình trạng bệnh tiểu đường và nước tiểu có bọt.
4. Các bệnh về tim :
Các bệnh về tim cũng dẫn tới nước tiểu có bọt. Điều quan trọng là bạn nên kiểm tra sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe tổng thể. Đột quỵ, đau tim, huyết áp cao gây ra nước tiểu có bọt. Các bệnh về tim cần được sự giám sát của các bác sĩ chuyên môn.
5. Protein niệu :
Nhiều người sẽ còn lạ với khái niệm này, protein niệu là sự giải phóng số lượng lớn protein trong nước tiểu. Thận lọc chất độc ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu, thông thường một lượng nhỏ protein được thải ra qua đường tiểu.
Nhưng khi nước tiểu chứa nồng độ protein cao cảnh báo thận hoạt động không tốt, do sỏi thận hoặc tiểu đường, huyết áp cao hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu đạm .
6. Căng thẳng :
Một ngày làm việc vất vả hoặc áp lực công việc cũng là lí do cho nước tiểu có bọt. Cố gắng thư giãn, giành vài phút thiền là một biện pháp hữu hiệụ giúp não bộ giảm căng thẳng, hết bọt ở nước tiểu.
7. Mất nước :
Mất nước là một nguyên nhân cơ bản gây nước tiểu có bọt. Nước chiếm 2/3 trong lượng cơ thể, nước giúp loại bỏ độc tố của cơ thể thông qua đường tiểu. Cơ thể cần một lượng nước nhất định để hoạt động.
Bệnh nhân tiểu đường hạn chế lượng nước tiêu thụ mỗi ngày, lượng đường trong cơ thể tăng sẽ được giải phóng dưới dạng nước tiểu có bọt.
Ngoại trừ bệnh nhân tiểu đường, nếu gặp phải trường hợp nước tiểu có bọt, bạn nên kiểm soát lại lượng nước uống tiêu thụ hàng ngày. Một ngày, một người nên dùng ít nhất 8 - 10 ly nước.
Hiện tượng nước tiểu có bong bóng hoặc bọt thường xuyên xảy ra ở phụ nữ mang thai. Còn lại trong các trường hợp khác, nếu bạn gặp phải vấn đề này nên đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời, nước tiểu có bọt cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét