Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

Lịch sự khi sử dụng mạng xã hội :

 

27/06/2023 06:58 GMT+7

Tấn công hội đồng trên mạng, chừng nào mới văn minh?

Nghe đọc bài
2:13
1x

Người Việt muốn thoát khỏi bảng xếp hạng văn minh "cuối bảng", cần phải "học" cách sử dụng mạng xã hội nghiêm túc, lịch sự và hiểu biết hơn.

Một nữ sinh lớp 9 ở Hà Tĩnh đạt số điểm gần như tuyệt đối với bài thi môn văn được cho là dài 21 trang. Em cũng chính là học sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi vào trường chuyên của tỉnh này. Bên cạnh những ý kiến bày tỏ sự ngạc nhiên, thán phục cũng đã có quá nhiều ý kiến dè bỉu. Người lớn đang "ném đá tập thể" một học sinh 15 tuổi.

Khi tin tức cầu thủ Quang Hải rời đội bóng Pau PC (Pháp) được đưa ra cũng là lúc người dùng mạng Việt Nam kêu gọi nhau hủy theo dõi trang fanpage của đội bóng này. 

Cách ứng xử khiêu khích, không văn minh kiểu này khiến hình ảnh của người hâm mộ chân chính của người Việt cũng chịu vạ lây.

Và khi thể hiện niềm vui chiến thắng cũng lắm lúc xấu xí. Khi trang fanpage của đội bóng Länk FC Vilaverdense (Bồ Đào Nha) nơi nữ cầu thủ Huỳnh Như thi đấu cập nhật thông tin Huỳnh Như cùng đội tuyển nữ Việt Nam đoạt huy chương vàng, nhiều người Việt tràn vào "làm lố". 

Họ dùng tiếng Việt, nickname Việt tự xưng là người các nước khác để chúc mừng, ca ngợi cầu thủ mình, làm loạn trang mạng của người ta.

Tôi thấy phần nào các vụ tấn công, công kích người khác trên mạng cũng cùng điểm chung nấp sau bàn phím kích động nhau, cùng nhau phán xét phê bình về những người những điều chưa biết đúng sai. 

Một số người thích bình luận chê bai, công kích, chỉ trích người khác (nhất là người nổi tiếng) làm vui. Vì muốn thể hiện bản thân, để gây sốc hay lý do khác nhưng dùng cách nhấn mạnh từ ngữ chửi bới đã phô bày thói xấu trên mạng.

Nhiều người đọc dễ bị dẫn dắt theo và đám đông những người không cần suy xét kỹ càng, cứ theo nhau ném đá, nói như đúng rồi.

Năm 2020, theo Microsoft, chỉ số văn minh trực tuyến toàn cầu xuống thấp đến mức chạm đáy trong vòng bốn năm. 

Có năm quốc gia kém văn minh nhất, trong đó có Việt Nam. Được biết cùng với bảng kết quả khảo sát, Microsoft đã kèm theo đó các quy tắc áp dụng trong ứng xử trên không gian mạng.

Người Việt muốn thoát khỏi bảng xếp hạng văn minh "cuối bảng", cần phải "học" cách sử dụng mạng xã hội nghiêm túc, lịch sự và hiểu biết hơn. Cái gì mình chưa biết rõ xin đừng phán xét.

*** 

 Thông tin Việt Nam thuộc nhóm 5 quốc gia kém văn minh nhất trên Internet được không ít cư dân mạng Việt Nam phản ứng bằng những bình luận cũng rất kém văn minh.

Người Việt kém văn minh trên mạng? - Ảnh 1.

Huyền Chip bị tấn công vì bức ảnh làm mẫu body painting. Bức ảnh được chụp khi cô làm mẫu thử trong một lễ hội body painting ở Israel cách đây nhiều năm. Sau khi vẽ thử, Huyền đã quyết định không làm mẫu trong cuộc thi chính thức - Ảnh: FB nhân vật

Nghiên cứu thường niên về Chỉ số văn minh trực tuyến của Microsoft (DCI) cung cấp thông tin trên vào ngày 11-2, Ngày quốc tế an toàn Internet. 

Theo Microsoft, năm nay chỉ số văn minh trực tuyến toàn cầu xuống thấp đến mức chạm đáy trong vòng 4 năm qua. Và 5 quốc gia kém văn minh nhất, theo thứ tự, là Nam Phi, Peru, Columbia, Nga và Việt Nam. Trong khi đó, các quốc gia văn minh hàng đầu trên Internet là Vương quốc Anh, Hà Lan, Đức, Malaysia và Mỹ.

Người Việt bây giờ… dữ thế?

"Người Việt bây giờ quá dữ. Khi bất đồng, họ tìm đủ mọi từ nặng nề nhất để nói ra", độc giả Lạc Liên nêu ý kiến trên một trang báo. Điều trớ trêu là ngay dưới bài đăng thông tin này trên fanpage một kênh truyền hình lớn, có đến 621 bình luận nhưng khi người đọc bấm vào thì chỉ xem được vài chục bình luận. Phần lớn còn lại đã bị bộ lọc ẩn đi vì thô tục, không phù hợp.

Một người lấy tên Facebook là Koba Yashi viết: "Thấp cái..., căn cứ vào đâu để đánh giá chứ?" (trong dấu "..." là từ tục tĩu). Bình luận này bị chụp lại, chia sẻ khắp nơi như một bằng chứng rõ ràng nhất cho chính thông tin đó. Nhưng "Koba Yashi" không phải là cá biệt. Có đến hàng triệu "Koba Yashi" trên không gian mạng Việt Nam, sẵn sàng văng tục nhưng lại được coi là thái độ vô tư, hài hước!

Bình luận thô tục chỉ là một trong những biểu hiện kém văn minh của người Việt trên Internet. Đây là biểu hiện dễ nhìn thấy nhất, mang tính bề mặt. Các hành vi kém văn minh khác thuộc dạng "kín" như: liên lạc ngoài ý muốn (49%), tin lừa đảo (39%), tin nhắn gợi dục ngoài ý muốn (41%), quấy rối tình dục (30%), gạ gẫm (29%).

Các lĩnh vực người Việt hành xử kém văn minh theo nghiên cứu của Microsoft chỉ ra là quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%).

Và ngôn từ thô tục, dữ dằn là hình thức thể hiện của những vấn nạn nghiêm trọng hơn: kỳ thị phụ nữ, tấn công cá nhân, phân biệt đối xử, gây tổn hại uy tín...

"Giết người bằng lời nói"

Đầu tháng 2 năm nay, Huyền Chip (tác giả sách Xách ba lô lên và đi) đăng lại bức ảnh cô làm mẫu body painting lên mạng, cho biết những người căm ghét đã dùng bức ảnh làm vũ khí tấn công cô suốt nhiều năm. 

"Mỗi khi tôi đăng bài mà ai đó không ưa, họ lôi bức ảnh này ra như để đe dọa hay phủ nhận tôi", Huyền Chip viết. Với cô, hành vi đó truyền đến thông điệp: "Mày từng chụp khỏa thân nên mọi ý kiến của mày đều không có giá trị", hay "Mày càng nói thì tao càng chia sẻ bức ảnh này rộng rãi". Hành vi này có thể liệt vào dạng "xúc phạm nhân phẩm".

Nạn "miệt thị cơ thể", được ví như hành vi "giết người bằng lời nói", rất phổ biến trên mạng xã hội Việt Nam. Lê Âu Ngân Anh, Hoa hậu Đại dương 2017, từng bị cư dân mạng so sánh các đặc điểm khuôn mặt với... loài cá. Chuyện xảy ra với Ngân Anh giống như phong trào "miệt thị cơ thể" quy mô quốc gia, xấu xí và hung hãn.

Hành vi tấn công cá nhân của người Việt không dừng lại ở trong nước mà gây ấn tượng xấu cả ở nước ngoài. Ahmed Al-Kaf hay Mohanad Qasim Sarray là những cái tên chẳng dễ nhớ, từ khóa "trọng tài bị dân mạng Việt tấn công" hẳn dễ nhớ hơn nhiều. Họ đều có trải nghiệm nhớ đời, phải khóa Facebook hay Instagram vì những cơn bão "thả phẫn nộ", bình luận tiêu cực đến từ người Việt sau các trận đấu bóng đá.


*** "Bắt nạt kẻ bắt nạt" (như cách nhiều người đang nghĩ) thực sự là một vòng luẩn quẩn, không lối thoát. Tháng 5-2019, nam ca sĩ Justin Bieber từng trở thành nạn nhân bắt nạt theo cách này. Liên tục bị chỉ trích vì nhiều phát ngôn, Bieber than phiền: "Bắt nạt thực sự là giết người, giết nhiều người trẻ".

Ngay lập tức, những người căm ghét phản hồi rằng Bieber xứng đáng bị bắt nạt vì từng hùa theo Kanye West chế giễu Taylor Swift trong quá khứ. Người nặng lời còn nói Bieber bị "nghiệp quật". Những "búa rìu dư luận" khiến Bieber nhiều lần tiết lộ anh phải trị liệu tâm lý do trầm cảm. 

Điều trùng hợp là gì? Bieber là nghệ sĩ có video bị ghét thứ nhì trong lịch sử. Đó là MV Baby với 11,1 triệu lượt dislike (đứng đầu là video YouTube Rewind 2018 với 17,6 triệu lượt).

Bản thân Taylor Swift, người hứng chịu không ít cuộc tấn công trên mạng, đã chọn xin lỗi và chấp nhận xin lỗi để hàn gắn tâm hồn và các mối quan hệ. Cô làm lành với Katy Perry sau nhiều năm bất hòa, tha thứ cho nghệ sĩ hài Nikki Glaser vì từng chế giễu cô.

Nếu lòng tốt tạo nên chuỗi đáp đền tiếp nối thì tiếc thay, sự căm ghét cũng tạo nên chuỗi hủy hoại tiếp nối. 

Những cuộc tấn công qua lại khiến cộng đồng âm nhạc hay giải trí trở nên độc hại. Mọi tranh chấp pháp lý, như giữa Jack và K-ICM hiện nay, nên được giải quyết bằng pháp luật.

Mâu thuẫn không phải cái cớ để các bên nhấn chìm nhau trong các cuộc "giội bom căm ghét" vô nghĩa và mỏi mệt. Những người hâm mộ chân chính sẽ chỉ dành thời gian cổ vũ nghệ sĩ làm ra những sản phẩm tốt hơn, cạnh tranh về chất lượng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét