Thứ Ba, 2 tháng 1, 2024

Đỉa : (R)


*** Con đỉa :

Theo wikipedia: Đỉa có tên tiếng anh là Leeches danh pháp khoa học: Hirudinea là một phân lớp sinh vật sống dưới nước thuộc ngành Giun đốt (Annelida) với đặc trưng cơ bản nhất là tổ chức cơ thể đã xuất hiện xoang cơ thể chính thức, cơ thể có phân đốt, hô hấp bằng mang.

Đỉa trâu có môi trường sống ở các đầm lầy, ao hồ, nơi vùng trũng có nhiều trâu bò hay động vật có máu nóng, loại đỉa này cũng thường sống ký sinh trên rau sống. Đỉa trâu sống ký sinh, sinh sản phát triển ngay trong cơ thể động vật và có sức sống khá mãnh liệt trong nhiều môi trường.

Đĩa trâu là loại sinh vật hút máu động vật và người rất đáng sợ, lượng máu hút của đĩa trâu lớn và khi hút máu xong có thể để lại sẹo trên da người. Nếu ấu trùng đỉa trâu lọt vào cơ thể động vật và người, nó có thể sinh sống và phát triển. Đỉa trâu khi bám vào sinh vật chủ, răng sẽ cứa vào da làm chảy máu vật chủ, nhờ có chất hirudin có hoạt tính gây tê cục bộ và chống đông máu tiết ra từ tuyến đơn bào trên thành hầu làm máu vật chủ không bị đông và đỉa rời vật chủ khi đã hút no máu. Sinh vật chủ khi bị đỉa cắn sẽ khó nhận biết và vị trí bị cắn khó cầm máu.

1.Đỉa có khả năng lây bệnh truyền nhiễm :

Cũng giống như muỗi, Đỉa hút máu người này rồi lại sang người khác nên những bệnh lây truyền qua đường máu Đỉa đều có thể mang bệnh đi cho người khác như Viêm Gan B, HIV… nhưng tỷ lệ khá ít bởi đỉa tìm được người hút máu đã khó, lại còn phải tìm đúng người mang bệnh, hơn nữa, mỗi năm đỉa chỉ cần hút máu vài lần và cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa nên nhiều khi phải đen lắm bạn mới bị lây bênh từ đỉa.

Những con đỉa trâu khi cắn sẽ để lại các vết hình hoa thị bởi mồm chúng có các giác mút được tạo thành từ 3 hàm, mỗi hàm có 90 răng. Vết cắn của đỉa chỉ hơi tê tê và thường chúng sẽ tự nhả ra khi hút no máu.

2. Đỉa được nhiều người nuôi làm thú cưng !



Có nhiều người có thú vui tao nhã nuôi đỉa làm thú cưng, có thể họ thích tạo hình tha thu từ những về cắn hoặc thỉnh thoảng hiến máu nhân đạo để thanh lọc máu hoặc tăng cường sinh lý?!

Những con đỉa được nuôi thường là đỉa trâu, chúng được chăm sóc từ thủa còn chưa dậy thì và một số người chăm sóc chúng tốt đến mức sau 1 thời gian ngắn đỉa đã đạt đến kích thước tối đa. có những con dài đến cả gang tay. Nhiều khi người người nuôi đỉa còn tạo cho chúng những cái chuồng trông rất phong thủy và đẹp mắt.

3. Đỉa đỏ khổng lồ Kinabalu :

Loài này có màu đỏ cam, dài đến 30 cm (12 in). Cá biệt có những con dài đến cả mét. Loài Đỉa này không hút máu và chỉ ăn các loài giun đất như giun đất khổng lồ Kinabalu, Pheretima darnleiensis.Đỉa đỏ có thể nuốt chửng những con giun dài gấp 3 lần chiều dài cơ thể chúng.

Chúng sinh sống trong đụn lá cây mục và đất ẩm ướt thường tích tụ trong các khe nứt. Chúng có thể được tìm thấy trong Công viên tự nhiên Kinabalu ở độ cao 2.500 đến 3.000 mét (8.200 đến 9.800 foot), nơi đường mòn chạy trên một vỉa đá trồi trên mặt đất gần với Mempening và hang Paka. Chúng thường được nhìn thấy trong hoặc sau các trận mưa to.

4. Nơi sống của Đỉa ở đâu?

Bình thường chúng ta biết các loài đỉa trâu vì chúng quá phổ biến, có thể nhìn thấy dế dàng ở các ao, hồ, đầm lầy. Nhưng thực tế trên thế giới có tới 680 loài Đỉa đã được phát hiện, trong đó có khoảng 100 loài ở biển, 480 loài ở nước ngọt và số còn lại sống trên cạn những nơi ẩm ướt như Đỉa đỏ vừa kể trên. Những loài Đỉa nhỏ nhất dài khoảng 1cm, những loài đỉa lớn nhất dài tới 40cm và có đường kính tới 10cm. Thật kinh khủng.

Ngoại trừ Nam cực, Đỉa được tìm thấy ở tất cả mọi nơi trên thế giới, nhưng thấy nhiều nhất ở các hồ và ao ôn đới ở bắc bán cầu. Phần lớn đỉa nước ngọt thường sống ở các vùng cạn. Có thực vật ven ao, nước chảy chậm hoặc nước lặng. Rất hiếm gặp đỉa ở các vùng nước chảy siết như sông suối.

Đỉa sống bầy đàn khá đông ở những nơi có điều kiện tốt, mật độ có thể lên đến cả chục nghìn con /mét vuông

Một số loài Đỉa có khả năng chết lâm sàng khi có hạn hán, Chúng vùi mình trong lớp bùn đất và cơ thể mất đến 90% trọng lượng và chờ khi mưa đến, chúng hồi sinh một cách thần kỳ như chưa hề có sự ra đi.

5. Thức ăn của đỉa là gì ?

Khoảng 3/4 các loại đỉa là giống ký sinh ăn máu vật chủ, và số còn lại là động vật ăn thịt. Những loài đỉa hút máu có hàm với vết cắn hình hoa thị giống biểu tượng của Mercedes. Đối tượng chúng hút máu thường là các loài cá, động vật lưỡng cư, động vật có vú và con người.

Khi hút máu đỉa sẽ tiết ra chất chống đông máu đế hút cho thuận lợi, một con đỉa trưởng thành chỉ cần ăn vài lần trong năm vì chúng cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa hết chỗ máu đó. Còn những loài đỉa ăn thịt như đỉa đỏ thì chúng sẽ đi ăn những động vật không xương sống nhỏ như ốc sên, giun đất và các loại ấu trùng. Thường thì những con mồi này sẽ bị ăn sống nuốt trọn chứ không phải giết hay nhai gì cả luôn.

6. Đỉa có thực sự bất tử không?

Vì đỉa là loài động vật thuộc ngành giun đốt vì thế giữa các đốt có vách ngăn, cấu trúc này khiến cho mỗi đốt của đỉa là 1 phần của cơ thể có thể điều chỉnh ở 1 mức độ nhât định hoạt động chung của cơ thể . Đó là lý do mà khi cắt hay gây tổn thương con đỉa ở 1 số vị trí nhất định thì đỉa cũng như các loài giun đốt có thể tái sinh và hình thành nên các cá thể mới. Quả đúng là siêu năng lực khi mà cắt làm đôi lại được thành 2 con đỉa 😀 . Vì vậy mà nhiều người lầm tưởng đỉa bất tử. Tuy nhiên nếu phá vỡ cấu trúc thể xoang thì đỉa cũng vẫn chết như các loài vật khác, Cách đơn giản nhất là cắt chúng theo chiều dọc 😀

Ngoài cách cắt đôi theo chiều dọc thì có 1 số cái khác có thể giết chết đỉa như thả chúng vào môi trường có nồng độ Axit, Bazơ cao hoặc dùng nhiệt độ cao cũng có thể hóa kiếp cho đỉa. Cách cuối khá dân dã và được các cụ áp dụng từ xưa tới nay là thả đỉa vào vôi, đỉa sẽ quẩy tưng bừng và nhả hết máu có trong người, sau đó thì về với tổ tiên ông bà chúng. Nếu bạn là người đam mê ẩm thực thì cũng có thể cho chúng bơi trong nước mắm ớt cực cay hay dùng mù tạt cho chúng ăn thì cũng khá thú vị

7. Tác dụng của Đỉa

Con gì được tạo hóa sinh ra cũng đều mang 1 giá trị nhất định, Đỉa cũng thế, dù cho nó có là quái vật thì nó vẫn được ứng dụng rất rộng rãi trong Y học, nhất là đỉa trâu, nhiều bệnh viện dùng đỉa để chống bệnh máu đông cho bệnh nhân, hút các ổ máu tụ, áp xe mà ko cần phải mổ.

Thậm chí một số người còn dùng để làm đẹp cho các chị em bằng cách bôi máu đỉa đã hút lên mặt nhìn rất chi là ghê răng @@. Vào cuối thế kỷ 19 ở các nước phương Tây còn rộ lên phong trào trị bệnh bằng đỉa, nhà nhà nuôi đỉa và số đỉa được tiêu thụ cũng đến hơn 800 nghìn con mỗi năm. Người nông dân nuôi đỉa trong các ao hồ nước chảy chậm, cho chúng hút máu trâu bò và các loài động vật để rồi khi trưởng thành sẽ mang đi bán cho bệnh viện!

8. Đỉa có ăn được không?

Cái này thì khỏi cần phải nói rồi, con người là giống loài ăn tạp nhất vũ trụ, ăn không từ thứ gì trừ những thứ có độc. Mà nếu có độc thì con người cũng sẵn lòng bỏ chỗ độc ra để ăn cho thỏa mãn cơn thèm.

Quốc gia ăn đỉa nhiều nhất không ai khác chính là TQ, quốc gia láng giềng của Việt Nam, ở đây thường tốt chức các buổi party đỉa với các món đỉa tái chanh, đỉa chiên, đỉa xào, đỉa nướng… Để đáp ứng nhu cầu ẩm thực kinh dị này, nhiều trang trại nuôi đỉa với quy mô lớn được mở ra. mỗi năm cung cấp hàng chục tấn đỉa cho các nhà hàng. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc còn điều các thương lái sang Việt Nam để mua đỉa về phục vụ các thượng khách ở Quốc gia mình. Đó là vào những năm 2011, 1 kg đỉa trâu được bán với giá 80-150k.

Chắc hẳn nói đến đây ai cũng nhớ tới vụ thu mua đỉa nhiều năm trước để rồi khi các thương lái đột ngột dừng thì đỉa xuất hiện khắp mọi nơi, Nhiều người đưa thuyết âm mưu rằng Trung Quốc đang chơi chiêu để hại Việt Nam, nhưng kỳ thực là họ mua về để ăn và phục vụ y tế thật !

9. Đỉa sống trong cơ thể người :

Trên thế giới đã phát hiện không ít trường hợp đỉa sống ký sinh trên người, nơi chúng sống tốt nhất là trong mũi, phổi, phế quản.

Những người bị đỉa sống ký sinh đa phần là do uống nước lần từ các mạch nước ở rừng, hoặc sông suối, trong đó có các ấu trùng đỉa rất nhỏ mà khó lòng nhìn thấy được, Vậy nên hãy cẩn thận khi đi rừng, uống nước lần nhé các bạn !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét