Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

Kiều......................

 .......

Quyết tình nàng mới hạ tình:
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha !
Họ Chung có kẻ lại già,
Cũng trong nha dịch lại là từ tâm.
Thấy nàng hiếu trọng tình thâm,
610.. Vì nàng nghĩ cũng thương thầm xót vay.
Tính bài lót đó luồn đây,
Có ba trăm lạng việc này mới xuôi.
Hãy về tạm phó giam ngoài,
Dặn nàng qui liệu trong đôi ba ngày.
615.. Thương tình con trẻ thơ ngây,
Gặp cơn vạ gió tai bay bất kỳ!
Đau lòng tử biệt sinh ly,
Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên !

...............

645.. Mối rằng: đáng giá nghìn vàng,
Gấp nhà nhờ lượng người thương dám nài.
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Một lời thuyền đã êm dằm…..

Giám Sinh không phải là tên, đó là một từ để chỉ người học trò học Nho giáo thời xưa. Trong một vài thời đại nhất định, đây là một chức danh có thể mua được bằng tiền. Qua cái tên, ta không biết gì nhiều về nhân vật.
-          Quê quán mập mờ, khuất tất. Nguyễn Du đã khéo léo vạch trần sự giả dối của Mã Giám Sinh, ông giới thiệu hắn là “viễn khách”:
“Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh”
Nhưng lại để cho hắn tự nhận:
“Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Có sự mâu thuẫn trong lời nói của Mã Giám Sinh và lời giới thiệu của mụ mối, “viễn khách” mà sao “cũng gần”?  Sự thật là Mã Giám Sinh đã dối trá về quê quán của mình: Quê Lâm Tri mà lại nói thành Lâm Thanh.
ð  Ở Mã Giám Sinh, những thông tin ban đầu, cơ bản nhất về một con người như tên tuổi, quê quán đều có dấu hiệu bất minh, dối trá. Đây không phải là một con người đáng tin cậy.

b.      Lời nói xấc xược
Nguyễn Du tiếp tục, một cách khéo léo, hé lộ bản chất vô học của Mã Giám Sinh qua những câu trả lời của hắn:
“Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần.”
+Nhịp thơ ngắn, chia nhỏ nhiều lần (2/1/3, 2/1/3/2)  kết hợp với điệp cấu trúc “Hỏi… rằng…” cho người đọc hình dung được cách thức trả lời các câu hỏi của Mã Giám Sinh, nhát ngừng, cộc lốc.
+Câu trả lời của Mã Giám Sinh thể hiện rõ sự bất kính: Không thưa gửi, nói trống không thể hiện sự vô văn hóa trong giao tiếp với người bề trên.
c.       Ngoại hình bảnh bao, chải chuốt
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”
+Hai câu thơ có sự tương phản: câu lục hoàn toàn là từ Hán Việt; câu bát hoàn toàn là từ thuần Việt. Câu lục có sắc thái trang trọng. Câu bát có sắc thái bình dị. Ở đây, Nguyễn Du chủ ý tô đậm sự tương phản giữa tuổi tác của Mã Giám Sinh (trạc ngoài bốn mươi) và vẻ bên ngoài không phù hợp với với độ tuổi ấy.
+Đấy chính là thủ pháp nâng và hạ của trào phúng: Dùng cái trang trọng để nói về độ tuổi (chính là nâng), để bóc trần vẻ ngoài lố lăng, không phù hợp (chính là hạ) è cái trang trọng cần có của độ tuổi càng được tô đậm, thì cái lố bịch của ngoại hình càng hiện lên đậm nét.
+Vẻ ngoài của Mã Giám Sinh là ngoại hình bảnh bao, trau chuốt, cố làm cho trẻ hơn độ tuổi:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét