Bốn thiền sinh giao ước với nhau tu thiền trong một ngày một đêm không được nói chuyện. Đầu hôm họ đều im lặng không nói, mãi đến nửa đêm đèn đuốc lụn tàn sắp tắt, một thiền sinh buộc miệng nói:
- Á! Đèn sắp tắt.
Thiền sinh thứ hai nghe thế liền rầy:
- Tại sao huynh nói?
Thiền sinh thứ ba lại quát:
- Các anh quên rồi sao?
Thiền sinh thứ tư mở miệng cười:
- Ha ha! Chỉ có tôi là không nói.
Bạn thấy đấy, cả 4 vị thiền sinh này đã phạm giới không nói một cách hồn nhiên mà không biết mình đang phạm lỗi. Ta chỉ thấy lỗi của người khác mà đôi khi ta quên đi ta cũng phạm lỗi “y chang” như vậy, dù đó chỉ là một lỗi lầm nho nhỏ.Riêng thiển ý của người viết, trong đời sống con người, ai cũng đã có lần phạm lỗi cả, dù là rất nhỏ và vô tình mà mình không biết vì bản tính của con người tuy là “nhân chi sơ tính bổn thiện” nhưng ít nhiều gì chúng ta cũng bị đời sống, hoàn cảnh xã hội chung quanh chi phối cuộc sống chúng ta, nên ta dễ dàng bị phạm lầm lỗi. Chúng ta chỉ thấy cái bướu trên lưng con lạc đà khác nhưng lại không thấy cái bướu trên lưng chúng ta. Và từ đó, chúng ta dễ dàng chỉ trích, phê bình lỗi lầm, sai sót của kẻ khác nhưng lại dễ dàng bào chữa cho những lỗi lầm của mình bởi vì cái “Ngã” tự tôn tự đại của mình như đức Phật đã từng dạy bảo............
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét